Đã có Formosa, dại gì thêm một siêu dự án thép 230.000 tỷ đồng như Hoa Sen Cà Ná?

Tổ hợp dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư lên đến 10,6 tỷ USD tương đương 230.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được khởi công đầu năm 2017.

Không nên phát triển thêm bất kỳ dự án​thép nào

Liên quan đến thông tin tổ hợp dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) đã được Bộ Công Thương và UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt, nhiều ý kiến từ các chuyên gia bày tỏ lo ngại liên quan đến hiệu quả của dự án cũng như tác động môi trường mà dự án có thể gây ra.

Trao đổi với BizLIVE, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, ông ủng hộ doanh nghiệp trong nước đầu tư các dự án lớn nhưng nên có hướng để đảm bảo vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi cho quốc gia.

“Không đi vào vết xe đổ của các quốc gia khác, Trung Quốc đang dư thừa khối lượng thép khổng lồ và 3 năm vừa qua Trung Quốc đã bắt đầu bỏ các nhà máy gang thép công suất dưới 2 triệu tấn vì những nhà máy như vậy không có lợi cho kinh tế, môi trường”, ông Mại thông tin.

da co formosa dai gi them mot sieu du an thep 230000 ty dong nhu hoa sen ca na
Tổ hợp dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận được triển khai trên địa bàn 3 xã thuộc huyện Thuận Nam (Ninh Thuận).

Vị Chủ tịch VAFIE đặc biệt nhấn mạnh cần trả lời được câu hỏi, nên làm thép đến đâu vì Việt Nam là nước đi sau và sản xuất thép không có cách nào khác là sử dụng công nghệ lò cao. Trong khi, Fomosa cũng phải mua công nghệ của Trung Quốc để làm dự án và chắc Hoa Sen nếu làm cũng phải mua công nghệ Trung Quốc.

“Có nên tiếp tục làm một hay một số dự án về thép hay không? Theo tôi không phải vì thời gian vừa qua Formosa Hà Tĩnh gây ảnh hưởng môi trường mà làm thép theo công nghệ lò cao, tiêu hao nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường. Khi sản xuất sẽ chất thải ra môi trường chất lỏng, chất thải rắn, khói bụi”, ông Mại nói.

“Một số ngành công nghiệp gang thép cần rất thận trọng và nếu được không nên phát triển thêm bất kỳ dự án thép nào nữa vì chúng ta có thể là nước đi sau, rõ ràng có thể tránh được những vết xe đổ của các nước đi trước. Hiện gang thép trên thế giới rất nhiều và không khó mua, vậy tại sao không đi vào công nghiệp hiện đại như hợp kim cao cấp, vật liệu nano sau đó bán ra thị trường thế giới và mua thép?”, Chủ tịch VAFIE đặt vấn đề.

Ông Mại cũng cho biết, cần tập trung sức vào làm công nghiệp tương đối hiện đại đi cùng thế giới, bỏ qua những ngành công nghiệp cổ điển. Chẳng hạn, đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất hợp kim cao cấp, nhập khẩu công nghệ ở những nước tiên tiến, nước G7, giá trị bằng 5-7 lần so với sản xuất thép.

“Tất nhiên không phải bỏ toàn bộ, những ngành công nghiệp cơ bản chúng ta vẫn phải làm nhưng làm ở mức nào đó, đây là câu chuyện lớn nhất còn nếu làm thép như dự án này rõ ràng phải nhập toàn bộ quặng sắt, than cốc, toàn bộ vật liệu khác… có nghĩa là nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thép”, ông Mại lưu ý thêm.

Dẫn số liệu cho biết, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 5-6 tỷ USD thép cao cấp trong khi dự án của Formosa đi vào hướng thép cuốn và thép cao cấp nên ông Mại cho biết, cần tính toán nếu Formosa đã đáp ứng một phần thì dại gì có một dự án khác nhập nguyên liệu rồi xuất khẩu sản phẩm như dự án Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận.

Lý do Hoa Sen đổ tiền vào dự án

Theo phân tích tại tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường của Tập đoàn Hoa Sen dự kiến diễn ra vào ngày 6/9 tới đây, doanh ngày này đưa ra một số cơ sở xây dựng dự án này.

da co formosa dai gi them mot sieu du an thep 230000 ty dong nhu hoa sen ca na
Tiến độ thực hiện của dự án tại tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường dự kiến diễn ra ngày 6/9 tới đây.

Cụ thể, theo Hoa Sen, năng lực sản xuất và mức tiêu thụ thép của Việt Nam vẫn còn ở vị trí rất thấp so với thế giới. Dẫn báo cáo của Hiệp hội Thép thế giới, Tập đoàn Hoa Sen cho biết, trong tổng sản lượng sản xuất thép toàn thế giới năm 2015 là hơn 1,62 tỷ tấn, Việt Nam chỉ sản xuất 15 triệu tấn, chiếm chưa đến 1%.

Về thị trường thép ASEAN, Hoa Sen cũng cho biết, hiện nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng bình quân 5,5%/năm; năng lực sản xuất tăng trưởng bình quân 2,7%/năm và phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu đặc biệt phụ thuộc vào nguồn hàng Trung Quốc.

Với thị trường thép trong nước, dẫn số liệu cán cân thương mại, nhu cầu tiêu thụ thép cuộn cán nóng, thép xây dựng, theo Hoa Sen nếu không có sự thay đổi, ngành thép ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu, nhập siêu ngày càng trầm trọng.

Cụ thể, đối với sản phẩm thép cuộc cán nóng, theo quy hoạch đến năm 2020, ngành thép sản xuất từ thép phế liệu có công suất 22 triệu tấn/năm tuy nhiên dự báo khả năng sản xuất chỉ đạt 6 triệu tấn/năm.

Đối với sản xuất thép xây dựng, công suất các nhà máy sản xuất từ lò cao chỉ đáp ứng 40% nhu cầu trong nước hơn 60% nguyên liệu cho sản xuất thép xây dựng phụ thuộc vào thép phế liệu và phôi thép nhập khẩu.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.