Đà Nẵng: Bất động sản tới cuối năm sẽ ra sao trong bối cảnh dịch Covid-19?

Theo dự báo từ DKRA Việt Nam, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường bất động sản Đà Nẵng sẽ tiếp tục có biến động trong những tháng cuối năm.

Các phân khúc bất động sản vẫn có xu hướng giảm

DKRA Việt Nam chỉ ra rằng, thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng trong 7 tháng đầu năm chứng kiến sự sụt giảm mạnh ở hầu hết các phân khúc do tác động của dịch Covid-19. 

Đối với phân khúc đất nền, DKRA chỉ ra rằng nguồn cung mới có thể tăng nhẹ giai đoạn cuối năm 2020, sức tiêu thụ thị trường có thể cải thiện. Tuy nhiên, mức hồi phục sẽ không đáng kể. Giá bán có thể tiếp tục xu hướng giảm từ đầu năm 2020. Nguồn cung tập trung chủ yếu ở khu Nam và Khu Bắc của thành phố.

Đà Nẵng: Bất động sản tới cuối năm sẽ ra sao trong bối cảnh dịch Covid-19? - Ảnh 1.

Phân khúc BĐS đất nền tại Đà Nẵng.

Đối với nhà phố, biệt thự, thị trường tiếp tục khan hiếm nguồn cung. Sức mua chung toàn thị trường tiếp tục xu hướng giảm từ giữa cuối năm 2019. Các dự án tập trung chủ yếu ở khu Bắc, nằm xen kẽ trong những dự án đất nền lớn trước đó như Golden Hill, KĐT Kim Long City,… DKRA đánh giá mặt bằng giá có thể sẽ duy trì xu hướng đi ngang không có nhiều biến động so với đầu năm. Cục bộ, giá bán có thể sẽ giảm ở một số giao dịch đơn lẻ do một số nhà đầu tư bị áp lực dòng tài chính bởi ảnh hưởng dịch Covid 19.

Đà Nẵng: Bất động sản tới cuối năm sẽ ra sao trong bối cảnh dịch Covid-19? - Ảnh 2.

Phân khúc biệt thự, nhà phố.

Phân khúc căn hộ, nguồn cung thị trường khan hiếm, toàn thị trường có khoảng 7 dự án mở bán với khoảng 560 căn, xu hướng giảm kéo dài từ năm 2017 đến nay. Sức tiêu thụ thị trường thấp, tình hình tiêu thụ của các dự án mới khá chậm. Mặt bằng giá bán không có nhiều biến động so với năm 2019, trong khi đó giá thuê căn hộ giảm trung bình từ 1 – 2 triệu đồng một căn.

Đà Nẵng: Bất động sản tới cuối năm sẽ ra sao trong bối cảnh dịch Covid-19? - Ảnh 3.

Phân khúc căn hộ.

Ngay cả phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vốn là thế mạnh của thị trường Đà Nẵng cũng phải hứng chịu tác động lớn. Thống kê cho thấy phân khúc BĐS nghỉ dưỡng condotel hiện có sức tiêu thụ thấp nhất trong 5 năm qua. Ở Đà Nẵng chỉ có một dự án condotel mở bán, cung cấp ra thị trường 65 căn condotel nhưng tỉ lệ tiêu thụ chỉ đạt khoảng 57%. Sức tiêu thụ chung toàn thị trường ở mức rất thấp.

Đà Nẵng: Bất động sản tới cuối năm sẽ ra sao trong bối cảnh dịch Covid-19? - Ảnh 4.

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng.

Theo nhận định của DKRA Việt Nam lí giải, nguyên nhân xuất phát từ sau sự cố vỡ cam kết lợi nhuận ở một số dự án BĐS nghỉ dưỡng và ảnh hưởng kép từ dịch Covid-19, thị trường gần như không có giao dịch.

Những chương trình cam kết lợi nhuận ngày càng giảm cả về tỉ lệ và thời gian cam kết. Toàn thị trường trong 7 tháng đầu năm chỉ tiêu thụ được khoảng 233 căn condotel, đây là mức thấp nhất trong 5 năm qua. Các dự án tập trung chủ yếu dọc theo trục đường ven biển Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Lạc Long Quân nối Đà Nẵng và Hội An.

Ở phân khúc nghỉ dưỡng biệt thự biển cũng ghi nhận sức mua chung của thị trường rất thấp. Tính chung cả 7 tháng khu vực Đà Nẵng không ghi nhận dự án mới mở bán. Đồng thời toàn thị trường không có nguồn cung sơ cấp.

Đà Nẵng: Bất động sản tới cuối năm sẽ ra sao trong bối cảnh dịch Covid-19? - Ảnh 5.

Phân khúc nghỉ dưỡng biệt thự biển.

Sức mua của thị tường ở mức rất thấp, gần như không có giao dịch trong thời gian qua. Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động. 

Dự báo tình hình những tháng cuối năm, DKRA Vietnam cho rằng với BĐS nghỉ dưỡng sức mua chung toàn thị trường vẫn duy trì ở mức rất thấp, khó có sự phục hồi rõ nét vào cuối năm.

Đà Nẵng vẫn có nhiều điểm tựa để vực dậy thị trường bất động sản

Theo DKRA Việt Nam nhận định, bất động sản Đà Nẵng đang rơi vào hiện trạng khó khăn, bế tắc, thế nhưng thị trường này vẫn có những điểm tựa như Du lịch, công nghiệp- công nghệ cao và kinh tế biển.

Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã định hướng phát triển Đà Nẵng với 3 trụ cột chính là du lịch, công nghiệp - công nghệ cao và kinh tế biển. Đây là những trụ cột quan trọng cần phải được triển khai nhanh chóng trong thực tế để tạo các điểm tựa thúc đẩy bất động sản Đà Nẵng đột phá khỏi bế tắc. 

Ngoài ra, Đà Nẵng cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách và khung pháp lí phê duyệt dự án, đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục phê duyệt, đẩy mạnh tốc độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông - xã hội trọng điểm và các công trình mang ý nghĩa kinh tế, liên kết vùng quan trọng.

Với lợi thế là điểm đến du lịch, Đà Nẵng cần có giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, sớm đa dạng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và hối hợp các chương trình kích cầu du lịch đồng bộ… Đồng thời, một trong những điểm tựa không kém phần quan trọng, ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở thực của thị trường là yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm các chỉ số kinh tế, hoạt động FDI, dân số và thu nhập bình quân đầu người… 

Ngoài ra, mỗi thành phần tham gia thị trường như chủ đầu tư, nhà môi giới và khách hàng cũng cần chủ động tạo ra những điểm tựa cho chính mình để vượt qua khó khăn và góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng.

Đà Nẵng cũng cần điều chỉnh kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho phù hợp tình hình thị trường, tìm kiếm đối tác phân phối bán hàng chuyên nghiệp, minh bạch và uy tín. Đa dạng hóa cấu trúc nguồn vốn, không để phụ thuộc vào một nguồn.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.