Nếu như năm 1959 chỉ có duy nhất 1 SEZ được lập ra thì đến năm 2015, đã có tổng cộng khoảng 4.300 đặc khu kinh tế mới được mở ra.
Trong giai đoạn 2000-2014, Ấn Độ đã cấp phép cho 564 đặc khu kinh tế nhưng tính đến tháng 6/2014, đã có tới 66% đặc khu phải dừng hoạt động.
Nguyên nhân được cho là do sự chồng chéo trong chính sách ưu đãi thuế và việc ký quá nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA đã khiến các doanh nghiệp đổ vốn vào các đặc khu không được hưởng nhiều lợi ích hơn so với doanh nghiệp bên ngoài.
Còn tại châu Phi, các đặc khu kinh tế giờ tràn ngập phân voi thay vì các nhà đầu tư. Chính sự thiếu chuyên nghiệp trong việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đã khiến các SEZ đã chết từ trong trứng nước. Nhiều đặc khu nằm quá xa cảng biển hoặc không có nguồn cung điện ổn định.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, chính việc áp dụng ưu đãi rộng rãi về thuế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhưng cuối cùng thất bại đồng nghĩa với ngân sách thất thu một khoản thuế lớn.
"Rửa tiền" tại các SEZ cũng là một xu hướng ngày càng phổ biến như thông qua việc lập khống hóa đơn xuất khẩu.