Hoãn thông qua dự án Luật 'Đặc khu': Những ý kiến đóng góp đã được lắng nghe

“Đây là một bước đầu hy vọng Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp rất trách nhiệm, xây dựng và nghiêm túc của các chuyên gia, hiệp hội và người dân vào dự án Luật 'Đặc khu'”, TS Lê Đăng Doanh nói.
hoan thong qua du an luat dac khu nhung dong gop y kien da duoc lang nghe Hạ nhiệt sốt đất đặc khu: Phải dựa vào công cụ kinh tế
hoan thong qua du an luat dac khu nhung dong gop y kien da duoc lang nghe Thủ tướng: 'Cho thuê đất 99 năm không phải là mấu chốt của luật Đặc khu'
hoan thong qua du an luat dac khu nhung dong gop y kien da duoc lang nghe
Chưa lên đặc khu nhưng giá đất tại các địa phương này đã tăng hàng trăm lần (Ảnh khu vực ven biển huyện Vạn Ninh - Bắc Vân Phong: Khải An)

Muốn thu hút công nghệ cao phải có nguồn nhân lực

Ngày 11/6, Quốc hội chính thức hoãn thông qua Luật Đặc khu. Theo TS Lê Đăng Doanh, hi vọng Chính Phủ sẽ tiếp tục tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp rất trách nhiệm, xây dựng và nghiêm túc của các chuyên gia, hiệp hội và người dân vào dự án Luật này.

"Tôi nghĩ rằng điều tiếp theo mới quan trọng. Nghĩa là phải tổ chức tổng hợp các ý kiến đóng góp để công bố với Quốc hội và toàn dân về việc các hiệp hội, chuyên gia và người dân đã đóng góp những ý kiến gì về những vấn đề gì.

Sau đó mới tổng hợp giải trình và phương án tiếp thu. Quá trình tiếp thu này nên mời đại diện những tổ chức, cá nhân đóng góp để tham gia. Việc này phải được công khai minh bạch để người dân và báo chí theo dõi", TS Lê Đăng Doanh chia sẻ.

Bởi theo nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, luật pháp Việt Nam được ban hành cho cả nước và cho mọi công dân.

“Đây là lần đầu tiên lại có một luật chỉ ban hành cho 3 nơi là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Đúng ra phải ban hành luật riêng về đặc khu rồi Quốc hội ra nghị quyết áp dụng cho 3 đặc khu này”, nguyên Viện trưởng Viện CIEM nhận định.

Lý giải về nhận định của mình, TS Lê Đăng Doanh cho biết, có thể xảy ra tình trạng nhiều địa phương khác cũng kiến nghị địa phương mình được thành lập đặc khu vì địa thế và tiềm năng không thua kém 3 đặc khu trên.

“Đặc khu phải là nơi cải cách về thể chế, nơi đưa ra mô hình bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp và thông thoáng nhưng cho đến nay cả Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc vẫn chưa chứng tỏ được điều gì”, chuyên gia Lê Đăng Doanh đặt vấn đề.

Theo TS Lê Đăng Doanh, muốn thu hút công nghệ cao phải có nguồn nhân lực trong khi ở 3 đặc khu chưa có nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao, chưa có bộ máy vận hành cũng như chưa có các trường đào tạo chất lượng cao.

“Trong khi chúng ta đang chi rất nhiều tiền và giảm nhiều thứ thuế... liệu điều đó có xứng đáng và đó có phải là giải pháp chân thực để phát triển không?

Đấy là những câu hỏi rất nghiêm túc cần được Quốc hội quan tâm. Đó còn chưa kể những câu hỏi về quốc phòng an ninh”, TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

hoan thong qua du an luat dac khu nhung dong gop y kien da duoc lang nghe
TS Lê Đăng Doanh. (Ảnh: Hoàng Lực)

“Trên cơ sở Quốc hội hoãn thông qua dự thảo Luật đặc khu, tôi tin rằng sẽ có một dự thảo luật mới sẽ loại bỏ được những sơ hở, lo ngại những vấn đề mà các ý kiến đóng góp đã nêu lên.

Chúng ta cũng không nên câu nệ là sẽ trình vào thời gian nào mà tiếp tục làm để Luật hoàn chỉnh nhất", TS Lê Đăng Doanh chia sẻ.

'Phải đúc kết để tạo nên sự khác biệt'

Đồng quan điểm với TS Lê Đăng Doanh, PGS. TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng vấn đề không phải giảm số năm cho thuê đất.

Mấu chốt là tinh gọn bộ máy thật chuyên nghiệp, chứng minh Việt Nam đã cải cách mạnh mẽ để thu hút đầu tư qua việc xây dựng đội ngũ lao động, hệ thống giáo dục từ đại học đến dạy nghề thật hiệu quả đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chí của doanh nghiệp để thu hút các chủ đầu tư.

hoan thong qua du an luat dac khu nhung dong gop y kien da duoc lang nghe
PGS TS Ngô Trí Long

“Bỏ qua yếu tố chính trị, hiện nay vòng đời doanh nghiệp rất ngắn nên việc cho thuê dài năm như trong dự thảo dự án luật vừa qua là không hợp lý”, PGS TS Ngô Trí Long nhận định.

“Đặc khu không phải mới trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng đặc khu và giữ đến hôm nay, song song đó nhiều quốc gia cũng đã bỏ đặc khu sau một thời gian hoạt động.

Việt Nam hiện nay đang xây dựng cơ chế đặc khu có nghĩa là đang đi và lặp lại sau nhiều quốc gia do đó phải đúc kết để tạo nên sự khác biệt”, PGS TS Ngô Trí Long chia sẻ.

Theo vị PGS TS, quan trọng nhất trong cơ chế đặc khu là chính sách ưu đãi về kinh tế, tài chính và thuế. Nên việc miễn giảm thuế là chắc chắn. Trong đó sẽ có rất nhiều loại thuế sẽ được miễn giảm đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân.

“Tuy nhiên cần đẩy mạnh cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân sự để tạo sự thu hút các nhà đầu tư vì đây là nền tảng. Nếu không có nền tảng mọi thứ khó phát triển”, PGS TS Ngô Trí Long đúc kết.

hoan thong qua du an luat dac khu nhung dong gop y kien da duoc lang nghe Chủ tịch HoREA: Không 'hạ sốt' đất đặc khu, người 'lướt sóng' sau cùng sẽ gánh hậu quả

Tình trạng sốt đất tại huyện Vạn Ninh (dự kiến hình thành Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong) ngày một ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.