Hạ nhiệt sốt đất đặc khu: Phải dựa vào công cụ kinh tế

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, để đất tại các đặc khu kinh tế không sốt, không tăng lên phải dựa vào các công cụ kinh tế để điều tiết thay vì các biện pháp hành chính.
 
ha nhiet sot dat dac khu phai dua vao cong cu kinh te 'Sốt đất ở 3 đặc khu là vấn đề đương nhiên'
ha nhiet sot dat dac khu phai dua vao cong cu kinh te Bộ trưởng TN-MT: Chỉ thị 'đóng băng' đất tại 3 đặc khu không phù hợp pháp luật!
ha nhiet sot dat dac khu phai dua vao cong cu kinh te Thủ tướng: 'Cho thuê đất 99 năm không phải là mấu chốt của luật Đặc khu'
ha nhiet sot dat dac khu phai dua vao cong cu kinh te

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (Ảnh chụp màn hình)

Sáng nay 5/6, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phiên chất vấn sáng nay diễn ra sôi nổi khi hàng loạt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn về nhiều vấn đề nóng. Trong đó có nội dung chất vấn đề giao dịch mua bán đất đai phức tạp tại 3 nơi sắp thành đặc khu kinh tế (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc), nhất là có thông tin người nước ngoài đã mua nhà khu vực này.

Bên cạnh đó, giải pháp nào để hạ nhiệt cơn sốt đất tại 3 địa phương sắp trở thành đặc khu cũng được các đại biểu nêu.

Cụ thể, liên quan đến vấn đề sốt đất tại các đặc khu kinh tế, Đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Hà Nội đồng tình với Bộ trưởng khi cho rằng sốt đất diễn ra tại các tỉnh phát triển là có tính quy luật. Chính quyền không thể ra quy định cấm giao dịch vì liên quan đến Luật Đất đai.

Tuy nhiên, Đại biểu Cường cũng đặt ra câu hỏi để ngăn chặn sốt đất hiện nay thì cần có giải pháp gì?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thẳng thắn, vấn đề sốt đất, nóng đất diễn ra tại ba đặc khu gần đây trừ trường hợp vi phạm pháp luật, giao dịch ngầm sẽ không được thừa nhận và sẽ bị xử lý.

Để đất không sốt, không tăng lên phải dựa vào các công cụ kinh tế để điều tiết, ổn định thị trường, giúp thị trường hoạt động theo đúng cơ chế hơn là các biện pháp hành chính.

Trên thực tế, thời gian gần đây liên tục xuất hiện thông tin về việc đất tại các địa phương sắp trở thành đặc khu kinh tế như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được đẩy lên cao chóng mặt. Người người, nhà nhà mua đất, bình thường như mua mớ rau.

Việc này khiến không ít người hoang mang và cho rằng thị trường đất đai đang sốt ảo, bị giới cò đất làm giá để đầu cơ trục lợi.

Cử tri cả nước cũng rất quan tâm bởi lo ngại nếu quản lý đất đai không tốt tại các địa phương này sẽ có thể để lại nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.

ha nhiet sot dat dac khu phai dua vao cong cu kinh te
Nhiều doanh nghiệp "xẻ thịt" đất ven biển kinh doanh, "bít" lối đi của dân (Ảnh minh họa)

Một vấn đề khác cũng được các đại biểu đưa ra tranh luận sôi nổi trong phiên chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà sáng nay là việc các doanh nghiệp, nhà đầu tư xẻ thịt đất ven biển để kinh doanh, bít lối đi ra biển của dân.

Đại biểu cho rằng đây là điều vừa sai luật vừa thiệt thòi cho dân. Do đó, cần rà soát lại để trả lại bờ sông, bờ biển cho dân.

ĐB Phạm Văn Hòa, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phát biểu, Bộ trưởng có nói bãi biển bờ biển là của dân nên dân có quyền tự do đi tắm.

Tuy nhiên việc này trên thực tế không đơn giản vì người dân muốn xuống biển tắm nhưng phía trên bờ biển đã bị các doanh nghiệp kinh doanh tư nhân hóa, rào chắn vậy dân làm sao đi được? Đây là sự bất cập trong việc cho phép tư nhân mua bán đất kinh doanh ở dọc các bờ biển.

Vậy giải pháp nào để lấy lại đất cho người dân. Ông cũng lo ngại tương lai gần đặc khu kinh tế Phú Quốc cũng sẽ diễn ra tình trạng tương tự.

Đồng tình, ĐB Trương Văn Nghĩa, Đoàn Đại biểu Tp.HCM đề nghị Chính phủ ra quy định rà soát lại toàn bộ quy định bờ sông bờ biển của Việt Nam, trả bờ sông bờ biển lại cho đất nước và cho công chúng, không để các nhà đầu tư xẻ thịt kinh doanh?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời, hiện nay chúng ta đã có Luật biển, Luật Tài nguyên môi trường biển. Trong đó quy định ranh giới cần bảo vệ và các ranh giới này được sử dụng mục đích công cộng hay mục đích chung xã hội nào đó. Do đó, điều quan trọng hiện nay không cần thêm quy định mà nên thực hiện tahạt tốt kỉ cương, kỷ luật đưa luật này vào cuộc sống là được.

Bộ trưởng ví dụ, thực tế Đà Nẵng đã thực hiện thành công do dựa trên việc tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật còn có sai phạm hiện nay tại một số địa phương khác là do không tuân thủ pháp luật khi cho các nhà đầu tư lấn chiếm trái phép.

ha nhiet sot dat dac khu phai dua vao cong cu kinh te Chặn sốt đất đặc khu: Quyết định khiến dân đầu cơ lo sợ
ha nhiet sot dat dac khu phai dua vao cong cu kinh te Để 'chim sẻ' chiếm đất đặc khu, 'đại bàng' không còn chỗ làm tổ nữa!
ha nhiet sot dat dac khu phai dua vao cong cu kinh te Dự thảo quy định giao đất không quá 99 năm: Câu chuyện 3-4 đời người hay một chính sách vượt trội?
chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.