'Đại hồng thủy' năm 1999 đang tái hiện ở miền Trung?

Tình trạng mưa lũ lớn hiện nay ở miền Trung khiến nhiều người liên tưởng tới trận "đại hồng thủy" lịch sử năm 1999.
dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
Ảnh: Vietnamnet
dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
Hiện nay, dọc các con đường vào Kinh thành Huế, lũ lên nhanh nên đâu đâu cũng chỉ là nước. Ảnh: Zing.vn

Hồi năm 2016, trả lời trên báo VTC News, ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai từng lo ngại khả năng cơn “đại hồng thủy” ở miền Trung năm 1999 sẽ tái hiện vào năm 2017.

Theo đó, ông Hải cho biết, tính từ năm 2015 đến 5/2016, do ảnh hưởng của El Nino, thời tiết nước ta đã có những biểu hiện khắc nghiệt và diễn biến khó lường. Điển hình là trận rét kỷ lục hồi tháng 1/2016 khiến nhiệt độ tại Lào Cai, Lạng Sơn xuống thấp kỷ lục có nơi xuống tới -4 độ C.

Video: Đà Nẵng mênh mông nước nhìn từ trên cao. Nguồn: Dân trí

Khi đó, băng tuyết không chỉ bao phủ các tỉnh biên giới phía Bắc mà còn lan xuống một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, vào Nghệ An, Thanh Hóa. Ngay vùng núi Ba Vì của Thủ đô Hà Nội cũng xuất hiện băng tuyết. Hiện tượng này chưa từng xảy ra trong lịch sử khí tượng của Việt Nam.

Đặc biệt, việc El Nino kết thúc vào năm 2016 khiến ông Lưu Minh Hải nghĩ tới kịch bản của trận đại hồng thủy năm 1999 ở miền Trung.

dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
Tỉnh Quảng Nam nhiều nơi vẫn còn ngập rất sâu. Ảnh: Cao Thái/Vietnamnet
dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
Nước lên nhanh người dân tại TP Hội An phải di chuyển bằng thuyền. Ảnh: Vietnamnet

Ông Hải cho biết, trong các năm 1997 - 1998, nước ta cũng bị ảnh hưởng do kỳ El Nino có cường độ tương đương với kỳ El Nino năm 2015 - 2016.

El Nino kết thúc vào năm 1998 thì đến năm 1999, miền Trung nước ta đã phải gánh chịu một cơn đại hồng thủy kinh hoàng.

Tại trận lũ lịch sử năm đó đã nhấn chìm nhiều huyện, thị xã; khoảng 595 người bị chết; thiệt hại tài sản lên tới khoảng 3.800 tỷ đồng.

dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
Tại Trạm khí tượng Ái Nghĩa, Quảng Nam, chỉ còn khoảng 1m nữa là lũ đạt đỉnh tương tự năm 1999. Ảnh: Facebook

“Từ nay tới cuối năm 2016 thì nhìn chung thời tiết không có biến động bất thường. Nếu có bất thường thì có thể xảy ra vào mùa mưa năm sau (năm 2017). Khi đó, có thể có lũ lớn ở miền Trung. Trước đó, trận lũ lụt lịch sử năm 1999 ở miền Trung cũng xảy ra vào thời điểm một năm sau khi El Nino kết thúc,” báo VTC News trích lời ông Hải vào thời điểm tháng 5/2016.

Nguy cơ mà vị Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Lào Cai từng lo ngại có dấu hiệu thành sự thật khi cơn bão số 12 cùng mưa lũ những ngày qua ở miền Trung và một phần Nam Tây Nguyên đã khiến 44 người chết, 19 người đang mất tích.

dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
Nước ngập ở khu vực Kinh thành Huế trong trận "đại hồng thủy" năm 1999. Ảnh: Internet
dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
Ngày 6/11/2017, nước đã vây quanh kinh thành Huế, người dân có thể giăng lưới, bắt cá ở khu vực này. Ảnh: Zing.vn

Đặc biệt, tại Thừa Thiên - Huế, nước lũ đang dâng cao và có diễn biến phức tạp, hàng loạt ngôi nhà đã bị ngập tới nóc, người dân đang được sơ tán...

Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, trong hai ngày vừa qua tại đây có mưa to đến rất to trên diện rộng, lượng mưa đo được từ 19h ngày 3/11 đến 4h ngày 5/11 ở vùng núi phổ biến từ 500-600mm.

Lũ trên các sông như: sông Hương, sông Bồ đang lên nhanh, khả năng lên mức báo động 3, các sông suối nhỏ lên trên mức báo động 3.

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế thì mưa to đến rất to sẽ kéo dài trên trên diện rộng tại đây đến hết ngày 7/11.

dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
Ngập lụt tại 2 huyện Đại Lộc và Duy Xuyên, Quảng Nam vào ngày 5/11/2017. Ảnh: Vietnamnet

Do mưa lớn kéo dài, kèm theo đó là nước lũ lên nhanh khiến cho mực nước của các sông dâng lên cao, khiến nhiều khu vực tại đây chìm trong biển nước. Do nước ngập sâu, người dân chỉ còn cách sử dụng thuyền, bè để di chuyển.

Tại tuyến Quốc lộ 1A qua tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bị nước lũ gây chia cắt, gây ách tắc giao thông kéo dài hàng chục km.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, lũ trên các sông ở Thừa Thiên - Huế tiếp tục lên nhanh và ở mức rất cao, trên sông Hương cao hơn nhiều mức báo động 3, sông Bồ khả năng vượt lũ lịch sử năm 1999.

Cụ thể sông Hương tại Kim Long tính đến ngày 5/11 đã lên mức 4,2 m, trên mức báo động 3 là 0,7m; sông Bồ tại Phú Ốc lên mức 5,3 m, trên mức báo động 3 là 0,8m và trên mức lũ lịch sử năm 1999 là 0,12m.

dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung
Tính đến cuối ngày 5/11, bão số 12 và mưa lũ đã khiến 44 người chết, 19 người mất tích. Trong ảnh, lực lượng chức năng vớt được một thi thể trong số hơn 10 thuyền viên mất tích trên biển Quy Nhơn, Bình Định. Trước đó, ngày 4/11, bão số 12 gây sóng to, gió lớn nhấn chìm 7 tàu chở hàng ở Quy Nhơn. Hàng chục người rơi và trôi dạt trên biển. Lực lượng cứu hộ cứu sống 71 người, hơn 10 người khác mất tích. Ảnh: Vietnamnet

Trước đó, trong 10 tháng đầu năm 2017, nước ta, đặc biệt là các tỉnh Miền Trung đã hứng chịu những cơn bão lớn gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Điển hình, cơn bão số 8 tại Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi khiến 17 người chết, 82 người bị thương, 2.456 căn nhà bị sập hoàn toàn. Hàng ngàn hecta hoa màu, thủy sản bị hư hại. Tiếp đến, cơn bão số 9 đã làm 27 người chết, 4 người mất tích, 42 người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương nặng.

Bão số 10 đổ bộ vào Hà Tĩnh - Quảng Bình cũng khiến 8 người chết, gần 200.000 ngôi nhà tốc mái, hư hỏng, đổ sập, thiệt hại về tài sản hơn 11.000 tỷ đồng. Sau cơn bão số 10, cơn bão số 11 tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã làm 76 người chết, 27 người mất tích.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ 19h00 ngày 04/11 đến 19h00 ngày 05/11, các tỉnh khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 200-250mm; riêng các các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi có mưa đặc biệt to, một số trạm có lượng mưa lớn như: A Lưới (T.T.Huế) 751 mm, Trà My (Quảng Nam) 783 mm, Nam Đông (T.T.Huế) 535 mm, Khâm Đức (Quảng Nam) 500 mm, Tà Lương (T.T.Huế) 630 mm, Trà Bồng (Quảng Ngãi) 641 mm, Thượng Nhật (T.T.Huế) 552 mm, Tây Trà (Quảng Ngãi) 553 mm, Nam Đồng (T.T.Huế) 540 mm.

Tình hình ngập lụt tại một số tỉnh miền Trung:

1. Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thành phố Huế: 25/25 xã, phường bị ngập sâu từ 0,2-0,4m, cục bộ có điểm ngập sâu 0,6m. - Huyện Phong Điền: Tỉnh lộ 17 đi Phong Mỹ bị ngập nhiều đoạn với chiều dài hơn 1,5km, độ sâu ngập trung bình từ 0,8-1,5m; tuyến Quốc lộ 49 đoạn qua xã Phòng Bình ngập sâu từ 0,3-0,5m với chiều dài 300-500m.

- Thị xã Hương Thủy: 09/12 xã bị ngập, độ sâu ngập trung bình từ 0,4-0,8m, cục bộ có nơi ngập sâu từ 0,8-1,2m.

- Huyện Phú Vang: Nhiều tuyến đường bị ngập từ 0,2-0,4m, gây khó khăn cho giao thông đi lại.

- Tại huyện Phú Lộc: Quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Trì bị ngập sâu từ 0,6-0,7m, kéo dài từ Cầu Hai đến UBND xã Lộc Trì, gây ách tác giao thông. Đến 18h30 ngày 05/11, tuyến đường này còn ngập sâu khoảng 0,3m, kéo dài 300m.

- Huyện A Lưới: 20 hộ dân tại xã Sơn Thủy bị ngập, nước tràn vào nhà. Hiện nay nước đang rút, địa phương đang rà soát, cập nhật số liệu.

2. Tỉnh Quảng Nam

- Huyện Điện Bàn: 15/22 xã ngập sâu trung bình 0,3-0,7m, sâu nhất là 1,0m. - Huyện Đại Lộc: 18/18 xã ngập sâu trung bình từ 0,7-1,0m, sâu nhất 1,5m. - Huyện Duy Xuyên: 11/14 xã ngập sâu trung bình từ 0,7-1,2m, sâu nhất 1,5m. - Thành phố Hội An: 08/09 xã, phường ngập sâu trung bình từ 0,5-1,0m, sâu nhất 1,5m.

3. Tỉnh Quảng Ngãi

Hiện có 32 xã thuộc 06 huyện bị ngập sâu trung bình 1,5m (Bình Sơn: 09 xã; Sơn Tịnh: 04 xã; Nghĩa Hành: 07 xã; Tư Nghãi: 05 xã; Mộ Đức: 03 xã; Phổ Đức: 04 xã); thành phố Quảng Ngãi có 02 xã bị ngập sâu trung bình 0,3-0,4m. Trong đó, huyện Sơn Hà đã tổ chức di dời 114 hộ dân ở vùng có nguy cơ ngập đến nơi an toàn.

4. Tỉnh Bình Định

Hiện có 11 xã, phường thuộc 04 huyện, thành phố bị ngập sâu từ 0,3-0,5m (huyện Tuy Phước: 05 xã; Phù Cát: 02 xã; Hoài An: 02 xã; thành phố Quy Nhơn: 02 phường).

Thiệt hại do bão số 12 và mưa lũ gây ra tính đến hết ngày 5/11:

- Về người: 44 người chết (Quảng Ngãi: 04 người; Bình Định: 03 người; Phú Yên: 01 người; Khánh Hòa: 27 người; Lâm Đồng: 03 người; Kon Tum: 01 người; Đắk Lắk: 01 người và 04 người do sự cố tàu vận tải); 19 người mất tích (Quảng Ngãi: 01 người; Bình Định: 03 người; Phú Yên: 01 người; Khánh Hòa: 05 người và 09 người do sự cố tàu vận tải).

- Về nhà ở: 1.358 nhà sập đổ (Quảng Ngãi: 01 nhà; Bình Định: 125 nhà; Phú Yên: 87 nhà; Khánh Hòa: 993 nhà; Gia Lai: 16 nhà; Đắk Lắk: 119 nhà; Đắk Nông: 14 nhà; Lâm Đồng: 3 nhà); 114.866 nhà tốc mái, hư hỏng (Quảng Ngãi: 151 nhà; Bình Định: 616 nhà; Phú Yên: 14.504 nhà; Khánh Hòa: 97.930 nhà; Ninh Thuận: 65 nhà; Gia Lai: 140 nhà; Đắk Lắk: 1.334 nhà; Kon Tum: 27 nhà; Đắk Nông: 12 nhà; Lâm Đồng: 87 nhà).

- Về tàu thuyền: Sự cố tàu vận tải tại vùng biển Bình Định: Có 10 tàu/101 thuyền viên bị chìm, hư hỏng trên khu vực phao số 0, Cảng Quy Nhơn (riêng tàu Thanh Hải 18 hiện chưa xác định được số thuyền viên). Hiện đã cứu vớt được 88 người, 04 người chết và 09 người mất tích (số người chết và mất tích đã được cập nhật ở phần trên).

Sự cố tàu vận tải và du lịch tại vùng biển Khánh Hòa: 01 tàu vận tải/04 thuyền viên bị chìm, hiện cả 04 thuyền viên đã được cứu vớt; + 01 tàu du lịch bị mắc cạn (trên tàu không có người).

Sự cố tàu cá mất liên lạc: Lúc 23h00 ngày 03/11/2017, tàu cá BĐ95154 TS/02 lao động trên đường chạy vào Cảng cá Quy Nhơn tránh bão bị chết máy thả trôi ở tọa độ 13o37’N-109o48’E, hiện vẫn chưa liên lạc được

Tàu cá bị chìm, hư hỏng: 1.286 tàu (Đà Nẵng: 04 tàu; Quảng Ngãi: 03 tàu; Bình Định: 19 tàu; Phú Yên: 119 tàu; Khánh Hòa: 1.141 tàu).

- Về Nông nghiệp, thủy sản: Diện tích lúa bị ngập: 5.296 ha (Bình Định: 866ha; Phú Yên: 69 ha; Khánh Hòa: 3.826 ha; Gia Lai: 25 ha: Đắk Lắk: 410 ha; Lâm Đồng: 100 ha).

Diện tích rau mầu bị ngập, thiệt hại: 14.849 ha (Thừa Thiên Huế: 100ha; Đà Nẵng: 59ha; Quảng Ngãi: 100ha; Bình Định: 440 ha; Phú Yên: 3.522ha; Khánh Hòa: 1.620 ha; Ninh Thuận: 2,0ha; Gia Lai: 732 ha; Đắk Lắk: 7.959 ha; Đắk Nông: 110 ha; Lâm Đồng: 205ha).

Lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại: 24.435 lồng (Thừa Thiên Huế: 39 lồng; Quảng Ngãi: 23 lồng; Bình Định: 27 lồng; Phú Yên: 26 lồng; Khánh Hòa: 24.320 lồng).

- Về thủy lợi: Sạt lở mái thượng lưu đập của 02 hồ chứa Đá Bàn và Tiên Du thuộc tỉnh Khánh Hòa, cụ thể: + Sạt lở mái đá xây thượng lưu đập Đá Bàn với chiều dài 80m, rộng 10m và sâu 1,0m; + Sạt lở mái đá xây thượng lưu đập Tiên Du với chiều dài 100m, rộng 7,0m, sâu 1,0m.

Trong 02 ngày 4 và 5/11 trên địa bàn xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam đã xảy ra mưa lớn làm vỡ tràn xả lũ hồ Nước Rôn, hồ có dung tích 1,1 triệu m3. Kích thước tràn cao 21,5m, dài 111m, diện tích lưu vực 5,25km2. Ủy ban nhân dân huyện đã di dời 250 hộ dân xã Trà Dương, không có thiệt hại về người.

Ngoài ra, nhiều khu vực hiện nay đang mất điện; nhiều đoạn đường giao thông bị sạt ở, ách tắc...

dai hong thuy nam 1999 dang tai hien o mien trung Người dân khóc ròng bên đống đổ nát sau cơn bão Damrey

Giữa đống đổ nát sau khi cơn bão Damrey đi qua, những người dân xã Yang Mao chỉ biết dốc chút sức lực còn lại ...

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.