Đắk Lắk sẽ quy hoạch ba hành lang kinh tế bám theo các trục giao thông lớn

Ba hành lang kinh tế Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm hành lang kinh tế tổng hợp (quốc lộ 14); hành lang nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế dịch vụ và du lịch (quốc lộ 29); hành lang phía đông (quốc lộ 26 và đường cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột).

Một góc TP Đắk Lắk hiện nay. (Ảnh: Báo Đắk Lắk). 

Thông tin từ Báo Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa qua đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với ngành nông nghiệp, Đắk Lắk sẽ xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh, triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái.

Phát triển công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Phát triển thương mại theo hướng hiện đại, mở rộng hoạt động thương mại, liên kết thị trường trong và ngoài nước; chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng thương mại điện tử.

Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, Đắk Lắk sẽ tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo cấu trúc không gian một trọng điểm - ba cực - ba hành lang - ba tiểu vùng.

Một trọng điểm là TP Buôn Ma Thuột và phụ cận Trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk, vùng Tây Nguyên, đô thị đi đầu trong phát triển các ngành kinh tế mới, chuyển đổi số gắn với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa theo hướng xanh, sinh thái, thông minh.

Ba cực phát triển bao gồm TX Buôn Hồ (cực tăng trưởng trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh) đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu đổi mới sáng tạo, thương mại, dịch vụ, du lịch, sinh thái, văn hóa, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

TX Ea Kar (cực tăng trưởng phía Đông) là trung tâm công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gắn với vùng sản xuất lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc... chất lượng cao. Có tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ thương mại với lợi thế về giao thông.

Thị trấn Ea Drăng và phụ cận, huyện Ea H'leo (cực tăng trưởng mới phía Bắc) sẽ đóng vai trò là đô thị cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, kết nối với địa bàn tỉnh Gia Lai thông qua hành lang quốc lộ 14.

Ba hành lang động lực bao gồm hành lang kinh tế tổng hợp (quốc lộ 14) có vai trò thúc đẩy phát triển liên kết, trung chuyển, giao thương kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Phát triển về nông nghiệp và công nghiệp, thương mại - đô thị - dịch vụ.

Hành lang nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế dịch vụ và du lịch (quốc lộ 29) là trục chính phát triển kinh tế - xã hội quan trọng phía Đông Bắc tỉnh;

Hành lang phía đông (quốc lộ 26 và đường cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột) sẽ hình thành các chức năng dịch vụ du lịch và trung chuyển hàng hoá.

Ba tiểu vùng bao gồm tiểu vùng Trung tâm là TP Buôn Ma Thuột, các huyện Cư M'gar, Krông Pắc, Cư Kuin, Krông Ana và Buôn Đôn là tiểu vùng động lực đóng vai trò quan trọng nhất của tỉnh, vùng đô thị hóa tập trung của tỉnh với thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm và các các khu vực phụ cận;

Tiểu vùng phía Bắc gồm TX Buôn Hồ và các huyện Ea Súp, Ea H'leo, Krông Năng, Krông Búk là tiểu vùng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong liên kết phát triển giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh Bắc Tây Nguyên, đồng thời là cửa ngõ quan trọng của tỉnh kết nối với các tỉnh vùng Duyên hải Miền Trung gắn với hành lang kinh tế Bắc - Nam.

Tiểu vùng phía Đông Nam gồm các huyện Ea Kar, M'Đrắk, Krông Bông, Lắk có vai trò quan trọng về văn hóa và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch, nông lâm nghiệp của tỉnh.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.