Đắk Lắk muốn mở rộng quốc lộ 27

Cử tri tỉnh Đắk Lắk đề xuất mở rộng tuyến quốc lộ 27, đoạn từ xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin đến thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, với chiều dài khoảng 25 km.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT, vừa qua, Bộ vừa có văn bản gửi đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Đắk Lắk gửi tới sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Thei đó, cử tri tỉnh Đắk Lắk gồm dự án cầu 110 tại xã Ea H’Leo, được đầu tư xây dựng từ năm 2018 và đã đạt hơn 80% khối lượng công việc. Nhưng từ đó đến nay đã dừng thi công, làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân gần khu vực cầu, có nguy cơ mất an toàn giao thông, gây lãng phí ngân sách Nhà nước. Đề nghị quan tâm xem xét để tiếp tục thi công hoàn thiện cầu 110.

Cùng với đó, đề nghị quan tâm, xem xét mở rộng quốc lộ 27 từ đoạn xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin đến thị trấn Liên Sơn huyện Lắk, với chiều dài 25 km.

Về đề nghị tiếp tục thi công hoàn thiện cầu 110 tại xã Ea H’Leo, dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1667+570 - Km1738+148, tỉnh Đắk Lắk được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 2.633 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

Trên cơ sở kiến nghị của địa phương, Bộ GTVT đã phê duyệt điều chỉnh dự án, bổ sung hạng mục xây dựng một đơn nguyên cầu 110, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vào dự án, thời gian hoàn thành năm 2017.

Trong quá trình triển khai, do chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng của địa phương chậm trễ, không thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến nguồn vốn của dự án bị thu hồi về ngân sách nhà nước và Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, triển khai thủ tục dừng dự án để thực hiện công tác quyết toán dự án theo quy định. Đồng thời, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua không có danh mục Dự án.

Về đề nghị tiếp tục thi công hoàn thiện cầu 110 tại xã Ea H’Leo là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, bảo đảm an toàn giao thông và phát huy hiệu quả dự án đã đầu tư. Căn cứ nhu cầu và khả năng cân đối nguồn lực, Bộ GTVT sẽ tiếp tục rà soát, cân đối bố trí từ các nguồn vốn hợp pháp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.

Về đầu tư mở rộng QL.27 đoạn từ xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin đến thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, QL.27 dài khoảng 282 km đi qua các tỉnh Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng; quy mô cấp III - IV, 2 - 4 làn xe.

Đoạn qua tỉnh Đắk Lắk dài khoảng 88 km, hiện trạng cơ bản đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV (bao gồm khoảng 25 km đoạn từ xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin đến thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, bề rộng nền đường 9 m).

Thời gian qua, tuyến đường đã được sửa chữa, cải tạo từ nguồn vốn bảo trì để duy trì chất lượng khai thác mặt đường bảo đảm êm thuận và an toàn cho các phương tiện lưu thông. Căn cứ theo nhu cầu, Bộ GTVT đã giao đơn vị của Bộ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng QL.27 qua tỉnh Đắk Lắk dự kiến bằng nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Bộ GTVT đồng thuận với kiến nghị của cử tri về việc đầu tư mở rộng tuyến QL.27, đặc biệt đoạn từ xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin đến thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk theo quy mô quy hoạch và bảo đảm an toàn trong khai thác.

Tuy nhiên, do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT được phân bổ hạn hẹp, ngoài điều chỉnh giảm phân bổ lại cho địa phương, nguồn lực còn lại tập trung cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ nên chưa thể cân đối để thực hiện thêm các dự án mới.

Đối với kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT đã ưu tiên cân đối khoảng 11.502 tỷ đồng để hoàn thành một dự án đang đầu tư (xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP Buôn Ma Thuột) và khởi công mới một dự án (cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1).

Căn cứ nhu cầu đầu tư, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Chính phủ quản lý về đầu tư công quan tâm, nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền xem xét bố trí vốn ngân sách nhà nước để triển khai đoạn tuyến khi có điều kiện về nguồn lực.

Trước mắt, Bộ GTVT đã giao Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp các bên liên quan và địa phương thực hiện tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và duy tu, sửa chữa đối với đoạn tuyến để đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.