Đàm phán thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ đổ vỡ?

Bộ Thương mại Mỹ hôm 16/5 chính thức đưa tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei Technolgies Co Ltd (Trung Quốc) và 68 chi nhánh của họ vào danh sách đen.

Với bước đi này, theo Retuers, Huawei chính thức bị cấm mua linh kiện và bộ phận từ các công ty Mỹ nếu không có sự đồng ý của Washington. Dù vậy, một số chuyên gia cảnh báo các doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn với Huawei có thể chịu tổn thất về sau này.

Bước đi trên diễn ra giữa lúc Mỹ và Trung Quốc đang leo thang các biện pháp thuế quan trong cuộc chiến liên quan đến cáo buộc Bắc Kinh có các tập quán thương mại không công bằng. 

Bắc Kinh chưa cho biết liệu có trả đũa Washington về vụ Huawei hay không và nếu có thì bằng những biện pháp gì. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 17-5 cảnh báo nước này sẵn sàng ngưng đàm phán thương mại nếu Mỹ tiếp tục có hành động cứng rắn nhằm vào họ.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ đổ vỡ? - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái) và các quan chức Mỹ tại vòng đàm phán thương mại gần đây nhất ở thủ đô Washington hôm 10/5. (Ảnh: Reuters).

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 15/5 cho biết ông có thể sớm đến Bắc Kinh để tiếp tục đàm phán với các quan chức nước chủ nhà. 

Tuy nhiên, Bộ Thương mại Trung Quốc một ngày sau đó nói không có thông tin về bất kỳ kế hoạch đến nước này của một phái đoàn thương mại Mỹ nào. Ông Mnuchin sau đó cũng nói lại hiện không có kế hoạch đến Trung Quốc.

Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung gần đây nhất khép lại ở thủ đô Washington hôm 10/5 mà không đạt được tiến triển nào. 

Ông Chen Long, chuyên gia của Công ty Nghiên cứu Gavekal Dragonomics tại Bắc Kinh, cho rằng trong trường hợp đàm phán nối lại, hai bên sẽ phải nỗ lực tìm được tiếng nói chung đối với một số vấn đề gai góc, như thời điểm và tiến trình dỡ bỏ các biện pháp thuế quan đã được thực thi và Bắc Kinh cần mua sản phẩm gì, với số lượng bao nhiêu để giúp giảm bớt thặng dư thương mại với Washington.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.