Những vấn đề then chốt quyết định sự thành công của đàm phán Mỹ-Trung

Ngày 7/1, phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ do Phó Đại diện Thương mại Jeffrey Gerrish dẫn đầu đã chính thức tiến hành đàm phán với phái đoàn Trung Quốc trong hai ngày từ 7-8/1 để tìm kiếm các hiệp định giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Phái đoàn Mỹ tới Trung Quốc lần này là một đội ngũ các quan chức hùng hậu đến từ các Bộ Tài Chính, Thương mại, Nông nghiệp và Năng lượng.

Phái đoàn Mỹ bao gồm: Phó Đại diện Thương mại Jeffrey Gerrish (Trưởng đoàn); Thứ trưởng Bộ tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế David Malpass; Đại diện đàm phán về lĩnh vực nông nghiệp thuộc Cơ quan đại diện thương mại Mỹ Gregg Doud; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ phụ trách các vấn đề thương mại và nông nghiệp đối ngoại, Ted McKinney; Thứ trưởng Bộ thương mại phụ trách các vấn đề thương mại quốc tế, Gilbert Kaplan; Trợ lý Bộ trưởng Bộ năng lượng Mỹ phụ trách các vấn đề dầu mỏ, Steven Winberg. Trước đó, phái đoàn Mỹ đã đổ bộ xuống Bắc Kinh hôm 6/1.

Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh và Washington tổ chức cuộc đối thoại trực tiếp về thương mại kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau hôm 1/12/2018 tại thủ đô Buenos Aires của Argentina.

Theo Bloomberg đăng bài phân tích nhận định, nhiều khả năng hai bên phải đối mặt với việc khôi phục đòn đáp trả thuế quan vào tháng 3 tới nếu họ không đạt được một thỏa thuận.

nhung van de then chot quyet dinh su thanh cong cua dam phan my trung
Ảnh: tekportal.

Những vấn đề then chốt quyết định sự thành công của đàm phán Mỹ - Trung

Tài sản trí tuệ

Washington cáo buộc Trung Quốc ép các công ty Mỹ phải chia sẻ các công nghệ nhạy cảm và đánh cắp các tài sản trí tuệ là một trong những vấn đề gai góc nhất, và có khả năng đạt được hoặc phá vỡ bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào.

Washington cho rằng, các cuộc thương lượng trong thời hạn 90 ngày nêu trên sẽ tập trung vào "những thay đổi cơ cấu" trong cách Trung Quốc thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ, bảo vệ tài sản trí tuệ, đánh cắp qua mạng và các vấn đề khác. Trong khi, Trung Quốc tuyên bố đang soạn thảo một đạo luật để ngăn chặn hoạt động chuyển giao công nghệ bắt buộc.

Huawei và 5G

Tập đoàn công nghệ Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, lâu nay vẫn bác bỏ cáo buộc của Mỹ và các đồng minh về việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động gián điệp được nhà nước bảo trợ. Tập đoàn này đang chạy đua phát triển công nghệ 5G.

Tuy nhiên, những nỗ lực của tập đoàn này bị Mỹ vô hiệu khi Washington cấm cơ quan chính phủ mua các sản phẩm của công ty này và khuyến khích các nước khác cũng làm như vậy.

Kế hoạch sản xuất tại Trung Quốc năm 2025

Kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025" của Bắc Kinh nhằm đưa gã khổng lồ châu Á trở thành nước đứng đầu trong ngành sản xuất tiên tiến bằng cách nhằm vào 10 lĩnh vực mới nổi, trong đó có nghiên cứu việc sử dụng người máy trong công nghệ chế tạo, xe chạy bằng năng lượng sạch và công nghệ sinh học.

Tham vọng công nghiệp này đã chọc giận Nhà Trắng vì Washington cho rằng sự can thiệp do nhà nước đứng đầu của Trung Quốc vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới và có khả năng tạo ra sân chơi không công bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Năng lượng

Căng thẳng thương mại đã cản trở điều đáng lẽ là một thỏa thuận ngọt ngào cho hai nước: Mỹ sẽ trở thành nhà xuất khẩu dầu và khí đốt chủ chốt còn Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất của cả hai mặt hàng này trên thế giới.

Nhập khẩu nông sản

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi xem liệu Trung Quốc có dỡ bỏ mức thuế đáp trả đối với các nông sản Mỹ hay không, trong đó có đậu nành, ngô, bông và thịt lợn, vốn gây phương hại nghiêm trọng cho Washington.

Việc dỡ bỏ thuế quan này có khả năng khuyến khích các khách hàng tư nhân lập tức nối lại việc mua sắm các nông sản của Mỹ.

Trung Quốc cũng có thể dỡ bỏ thuế chống bán phá giá và chống trợ giá đối với ngũ cốc của Mỹ mà gã khổng lồ châu Á là khách hàng lớn nhất, cũng như cho phép nhập khẩu thịt lợn Mỹ sau khi Bắc Kinh bật đèn xanh mua gạo của Mỹ. Nếu cuộc đàm phán này thất bại, Trung Quốc có thể cũng hủy một số hợp đồng đậu nành đạt được thời gian qua.

Thuế xe hơi

Sau khi áp thuế 25% đối với xe hơi nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc tạm thời dỡ bỏ mức thuế này bắt đầu từ ngày 1/1/2019 khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tìm cách hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Cơ hội thị trường cho các ngân hàng

Trung Quốc đã cam kết gia tăng cơ hội cho các hãng tài chính thuộc sở hữu nước ngoài. Chủ tịch Tập Cận Bình cho hay, động thái mở cửa này sẽ mở rộng dần dần, các ngân hàng và công ty chứng khoán nước ngoài có thể đạt lợi nhuận hơn 32 tỷ USD tại Trung Quốc trước năm 2030.

Dư luận cho rằng, việc Mỹ phái đoàn đàm phán hùng hậu tới Bắc Kinh điều đó cho thấy mục đích mà Mỹ hướng tới trong cuộc đàm phán này là rất rõ ràng.

Động thái này của Mỹ cho thấy, Tổng thống Donald Trump rất muốn đạt được những tiến triển thực sự trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc trên thế mạnh.

Mỹ đưa tàu chiến tới gần Hoàng Sa ngay trong lúc đàm phán

Ngay trong lúc diễn ra cuộc đàm phán thương mai Mỹ - Trung, tàu chiến USS McCampbell của Mỹ đã thực hiện chuyến tuần tra tự do trong phạm vi 12 hải lí quanh quần đảo Hoàng Sa để "thách thức những yêu sách hàng hải quá mức". theo SCMP dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr.

nhung van de then chot quyet dinh su thanh cong cua dam phan my trung
Ảnh: SCMP.

Hoạt động này không nhằm vào bất kỳ ai hoặc nhằm đưa ra tuyên bố chính trị nào, ông McMarr nói.

Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên ông Lu Kang cho rằng hành động này của Mỹ đã vi phạm nghiêm trong các điều luật của Trung Quốc và yêu cầu phí Hoa Kỳ phải lập tức chấm dứt hành đọng trên.

Tuyên bố được đưa ra vào thời điểm cuộc gặp giữa phái đoàn cấp thứ trưởng của hai nước đang diễn ra tại Bắc Kinh để bàn chuyện thương mại, trong giai đoạn hai nước đang đình chiến 90 ngày để tìm giải pháp.

Đây là vòng đàm phán thương mại trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Bắc Kinh và Washington nhất trí "đình chỉ" chiến thương mại.

nhung van de then chot quyet dinh su thanh cong cua dam phan my trung Chính phủ Canada tiết lộ Trung Quốc đã bắt giữ 13 công dân sau vụ Huawei

Theo SCMP, Chính phủ Canada ngày 3/1 cho biết 13 công dân nước này đã bị bắt giữ tại Trung Quốc kể từ khi CFO ...

nhung van de then chot quyet dinh su thanh cong cua dam phan my trung Một công dân Canada bị Trung Quốc bắt giữ có khả năng phải đối mặt với án tử hình

Công dân Canada bị cáo buộc buôn lậu ma túy tại Trung Quốc có nguy cơ phải đối mặt với mức án ít nhất 15 ...

nhung van de then chot quyet dinh su thanh cong cua dam phan my trung Trung Quốc tuyên bố thả công dân Canada đầu tiên sau vụ bắt giữ CFO của Huawei

Nhà chức trách Trung Quốc đã trả tự do cho một trong ba công dân Canada bị bắt tại nước này trong tháng 12.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.