Trung - Mỹ đối đầu: Ai là bên thắng cuộc?

Giới phân tích đánh giá, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể khiến nền kinh tế thế giới giảm 1% GDP vào năm sau. Trong khi đó, Việt Nam – vốn được cho là sẽ hưởng lợi nhiều từ cuộc chiến này, cũng sẽ gặp không ít bất lợi.

Việt Nam có hoàn toàn hưởng lợi?

Tính đến nay, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã leo thang khá rõ rệt so với thời điểm cách đây khoảng 4 đến 5 tháng. Tuy đã có khá nhiều cuộc hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đánh giá về tác động của chiến tranh thương mại lên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong báo cáo vĩ mô vừa phát hành, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, do các nhà đầu tư đã dần làm quen với diễn biến này nên mức độ ảnh hưởng lên tâm lí thị trường đã giảm đi so với những tháng trước.

Tác động của các sự kiện chiến tranh thương mại từ tháng 8 trở lại đây, lên chỉ số VN-Index và các chỉ số chứng khoán của Mỹ, Trung Quốc và Hongkong đã không còn quá rõ rệt. Tuy nhiên, theo BVSC, cuộc chiến tranh thương mại có thể tác động cả tích cực lẫn tiêu cực lên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các yếu tố cơ bản thiên về kinh tế và sản xuất.

trung my doi dau ai la ben thang cuoc

Lãnh đạo IMF cho rằng, không có người chiến thắng trong cuộc chiến này.

Phân tích kỹ hơn về những mặt hàng Mỹ và Trung Quốc áp thuế lẫn nhau, BVSC chỉ ra những điểm lợi mà doanh nghiệp Việt Nam có thể được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại này. Điển hình như ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành được hưởng lợi.

Tính đến 2017, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam với tổng giá trị 12,7 tỉ USD, tương đương với gần 50% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Việc các sản phẩm dệt may của Trung Quốc bị áp thuế nhập khẩu đã tạo đà cho các sản phẩm của Việt Nam cạnh tranh chiếm thị phần do giá cả cạnh tranh hơn.

Ngoài ra, việc đồng CNY mất giá mạnh so với cả đồng USD và VND đã làm cho chi phí nhập nguyên vật liệu từ Trung Quốc của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trở nên rẻ hơn, góp phần tăng biên độ lợi nhuận và khả năng cạnh tranh giá.

Tuy nhiên, mức độ hưởng lợi sẽ chỉ ở mức vừa phải, do một số doanh nghiệp dệt may đã hoạt động ở công suất tối đa. Vì vậy nếu gia tăng sản xuất, họ sẽ phải thuê gia công ở ngoài, gây tăng chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó, nếu có sự dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, thì Việt Nam có thể được các doanh nghiệp FDI làm địa điểm thay thế. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp được hưởng lợi đáng kể.

Ở mặt khác, Việt Nam cũng đối diện một số rủi ro như khả năng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ mượn Việt Nam như một nước trung chuyển để từ đó xuất khẩu sang Mỹ. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể rơi vào tầm ngắm của Mỹ nếu Mỹ nghi ngờ đó là sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc. “Đây là điều mà các nhà chức trách và kiểm soát thị trường Việt Nam cần lưu tâm”, BVSC khuyến nghị.

GDP toàn cầu có thể mất 1% trong năm 2019

Bình luận về sự kiện này trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Phó Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Tao Zhang đã nói rằng “không có người chiến thắng trong cuộc chiến này” và “nó sẽ làm mất gần 1% GDP vào năm 2019”.

IMF gần đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu và dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng 3,7% trong năm nay và năm tới, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Quỹ cũng cắt giảm dự đoán của mình cho khối lượng thương mại toàn cầu: Tổng lưu lượng hàng hóa và dịch vụ dự kiến sẽ tăng 4,2 phần trăm trong năm nay và 4 phần trăm trong năm tới - giảm 0,6 và 0,5 điểm phần trăm, tương ứng, từ các ước tính trước đó.

Nếu các chuỗi cung ứng toàn cầu buộc phải điều chỉnh bởi căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nó có thể làm cho nền kinh tế thế giới mất khoảng 1% GDP vào năm tới.

Khi các nguồn lực được phân bổ lại do các nhân tố trong thị trường một cách tự nhiên, đó được coi là một sự cải thiện về hiệu quả nhưng khi những thay đổi đó xảy ra một cách bất thường trong môi trường toàn cầu, chi phí để thị trường ổn định trở lại sẽ tăng cao, gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.

trung my doi dau ai la ben thang cuoc Thành phố cảng Trung Quốc lao đao trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

GDP của Thiên Tân chỉ tăng 3,4% nửa đầu năm nay, mức tăng thấp thứ hai trong các tỉnh, thành và khu tự trị của ...

trung my doi dau ai la ben thang cuoc Trung Quốc còn vũ khí gì trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Ngoài thuế nhập khẩu, Trung Quốc có thể dùng thủ tục chính sách hay sự tẩy chay của người tiêu dùng để đối phó Mỹ.

trung my doi dau ai la ben thang cuoc Chó ở Mỹ vạ lây vì cuộc chiến thương mại của ông Trump

Giá hợp đồng làm thẻ cho chó ở Wisconsin từ 1.500 USD nay tăng lên 4.000 USD bởi lệnh áp thuế nhập khẩu lên nhôm ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.