Thảo dược 'sốt' tại Mỹ vì dân chúng lo sợ COVID-19

Trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc thúc đẩy hoạt động điều trị bệnh nhân COVID-19 bằng thuốc cổ truyền, một bộ phận dân Mỹ cũng mua các bài thuốc Đông y để ngừa virus.

Khi dịch COVID-19 trở thành đề tài nóng hổi thường nhật, khiến mọi người vơ vét khẩu trang y tế, nước khử trùng tay và thậm chí giấy toilet, một bộ phận dân Mỹ săn lùng thuốc y học cổ truyền để bảo vệ bản thân.

Clayton Shiu, một nhà châm cứu và thầy thuốc đông y ở thành phố New York, Mỹ, nói với Reuters rằng số người mua thảo dược tăng vọt trong thời gian gần đây.

"Nhu cầu mua thảo dược tăng nhanh do New York và một số thành phố khác đang xem xét những phương án cách li qui mô lớn", Shiu nhận định.

 - Ảnh 1.

Thầy thuốc Đông y Clayton Shiu bốc thuốc cho khách hàng trong tiệm thuốc ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Reuters

Chính phủ Mỹ tập trung vào nỗ lực hỗ trợ các hãng dược điều chế vaccine và thử nghiệm lâm sàng, trong khi Trung Quốc kết hợp cả Đông y lẫn Tây y trong cuộc chiến chống SARS-CoV-2.

Kamwo Meridian Herbs, một nhà cung cấp thảo dược cho bà Shiu, xác nhận rằng đơn hàng mua những bài thuốc Đông y để trị các triệu chứng giống cảm cúm và tăng khả năng miễn dịch. 

"Ngay trong cộng đồng sử dụng thuốc Đông y, các chuyên gia cũng tích cực chia sẻ những bài thuốc ngăn ngừa và điều trị COVID-19 nên cả nhu cầu và giá của các bài thuốc cổ truyền đều tăng", Shiu nói.

Một trong những bài thuốc Đông y phổ biến ở Mỹ nhất bao gồm các loại thảo dược như kim ngân, mẫu đơn, quế. Ngoài ra, người ta cũng mua hỗn hợp gồm kim ngân, đẳng sâm, liên kiều để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Đương nhiên, nhu cầu tăng vọt khiến hệ thống cung ứng quá tải trong bối cảnh các nước đều hạn chế vận chuyển con người và hàng hóa. Phần lớn nguyên liệu và sản phẩm Đông y tới từ Trung Quốc.

Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới chính thức công nhận y học cổ truyền - bao gồm các liệu pháp trị bệnh bằng thảo dược. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cũng tăng cường truyền thông về y học cổ truyền, song họ vẫn chưa khuyến nghị sử dụng các liệu pháp thảo dược để chống virus corona.

Ảnh hưởng từ nỗ lực quảng bá y học cổ truyền của Trung Quốc

Tính tới cuối tháng trước, hơn 85% bệnh nhân nhiễm nCoV ở Trung Quốc – khoảng 60.000 người – đã điều trị bằng thảo dược cùng với những thuốc chống virus chính thống, theo Bộ Khoa học và Công nghệ.

“Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp Trung Quốc trong điều trị COVID-19, để thêm nhiều nước biết, hiểu và dùng thuốc Trung Quốc”, Yu Yanhong, phó cục trưởng Cục Y học cổ truyền quốc gia, phát biểu trong một cuộc họp báo tuần trước.

Hiện tại, thế giới vẫn chưa có liệu pháp điều trị SARS-CoV-2, chủng virus đã cướp hơn 4.000 sinh mạng, khiến hơn 115.000 người ốm và lây lan tới 75 quốc gia, vùng lãnh thổ.

 - Ảnh 2.

Hơn 50.000 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở Trung Quốc đã rời bệnh viện, và phần lớn họ đã dùng thuốc Đông y. Ảnh: News.cn

Giới khoa học đang nỗ lực tìm những cách để ngăn chặn SARS-CoV-2. Nhưng hiện tại, những liệu pháp chống virus chính thống chỉ tập trung làm giảm các triệu chứng. Do đó, chính phủ Trung Quốc tin rằng y học cổ truyền của họ có thể phát huy tác dụng.

“Bằng cách thay đổi sức khỏe tổng thế và tăng khả năng miễn dịch, thuốc cổ truyền có thể giúp kích hoạt khả năng chống và khỏi bệnh của bệnh nhân. Đây là liệu pháp hiệu quả”, bà Yu khẳng định. Bà nói thêm rằng, thuốc cổ truyền từng giúp chống nhiều chủng virus trong quá khứ, như đại dịch SARS năm 2002 và 2003 khiến hàng trăm người tử vong ở Trung Quốc.

Hiện tại, hơn 50.000 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đã rời bệnh viện, và phần lớn họ điều trị bằng thuốc cổ truyền, theo bà Yu. Phó cục trưởng coi đó là bằng chứng về hiệu quả của sự kết hợp giữa thuốc cổ truyền và Tây dược.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.