Danh họa Foujita và cố đô Huế

“Lấy con mắt họa sĩ, và lạy chúa, lấy con mắt một người đàn ông mà nhìn, tôi thú thật phải quyến luyến biết bao vẻ kiều diễm, thanh nhã, đài các của các thiếu nữ chốn Thần kinh…”.

Hôm nay 27/11, kỷ niệm 132 năm ngày sinh của họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita, họa sĩ người Nhật từng có triển lãm tranh ở Việt Nam. Google Doodle đã sử dụng biểu tượng trên trang chủ của Google để vinh danh ông.

Foujita tên đầy đủ là Tsuguharu Foujita, sau này thêm tên Thánh là Léonard Tsuguharu Foujita. Ông sinh vào 27/11/1886 tại Tokyo, trong một thành phố nhỏ tên Omagari, cạnh bờ sông Edogawa. Cha ông là một sĩ quan cấp tướng thuộc quân đội Hoàng gia Nhật Bản. Mẹ là Masa, mất năm 1891 lúc Foujita mới 5 tuổi.

Ông từng theo học Trường đại học Mỹ thuật và Âm nhạc Tokyo, là một họa sĩ thành công với nhiều giải thưởng và tranh ông được Nhật hoàng sưu tập.

Khoảng sau năm 1911, họa sỹ Foujita đến định cư tại Paris, ở đây ông quen biết nhiều danh họa lớn trên thế giới nhưng vẫn giữ bản sắc hội họa Nhật Bản trong các tác phẩm của mình.

Foujita được ghi nhận là người đã đem kỹ thuật vẽ mực đen Nhật Bản vào phong cách hội họa Tây phương. Nhận định về mình, ông nói: “Tôi là một người đàn ông ở Nhật và là một nghệ sĩ ở Paris”.

danh hoa foujita va co do hue
Leonard Tsuguharu Foujita được vinh danh tại Google Doodle hôm nay 27/11.

Mỗi họa sĩ gần như gắn bó với một vài loài vật mình yêu thích, người ta khó quên nét vẽ thần tình một con ngựa hoang cột nơi trụ cây của Hàn Cán, song nói đến vẽ ngựa thì phải nhắc đến Từ Bi Hồng; vẽ tôm, cua thì nhớ đến Tề Bạch Thạch, nhắc đến biểu tượng chim câu hòa bình là nhớ Picasso…

Và khi nhắc đến mèo, người ta nghĩ ngay đến Foujita, "Con mèo của Foujita" được sử dụng như một thành ngữ…

Foujita và giới mỹ thuật Việt Nam

Năm 1941, Hội Giao lưu Văn hóa quốc tế và Viện Mỹ thuật Hoàng gia Nhật Bản tổ chức hai cuộc triển lãm tiếp nối nhau tại Nhà Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội), lần đầu triển lãm tranh lụa và tranh khắc gỗ thuyền thống Nhật Bản; lần hai là triển lãm các tác phẩm hiện đại bằng chất liệu sơn dầu.

Foujita có trách nhiệm sang Việt Nam cùng một nhóm họa sĩ cách tân của Nhật (trong số đó có họa sĩ Sekiguchi – sau này có tham gia minh họa Truyện Kiều - 1951). Tại Hà Nội, ông gặp lại người bạn xưa đã từng quen biết ở Paris vào năm 1925, họa sĩ Nam Sơn (Nguyễn Văn Thọ), một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam ở trường Mỹ thuật quốc gia Pháp, và là đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương với Victor Tardieu, (thành lập năm 1925 tại Hà Nội).

Tại cuộc triển lãm này, Foujita đã chứng tỏ là một họa sĩ bậc thầy, lấy được lòng tin của giới mỹ thuật Việt Nam lúc bấy giờ.

Trên báo Trung Bắc Chủ nhật, số 90 ra ngày 7/12/1941, họa sĩ Tô Ngọc Vân trong bài “Phê bình nghệ thuật vẽ sơn của họa sĩ Nhật”, đã viết: “… Nói cho gọn, chúng ta thấy toàn bộ tác phẩm phân hai phái sơn dầu cũ và mới.

Ngoài hai phái, Foujita biệt lập. Họa phẩm “Ba con mèo” của Foujita không còn trộn lẫn vào đâu được. Người ta thoáng nhìn đã thấy Foujita rồi, với vẻ phân tách cao quý và đơn giản mà người ta thấy tương đương ở tất cả các tác phẩm khác. Foujita trên nền vải trắng toát, Fouijia trong nét sơn dầu đưa bằng bút Nhật, Foujita ở màu đều đều như tranh một màu, Foujita ở chỗ dùng sơn dầu vẽ lên nền vải như dùng mực tàu vẽ vào giấy hay lụa theo lối Nhật, nhưng có những tính cách đáng yêu, những sự nhu cầu của một óc sáng tạo tiên tiến…”.

Những ngày tháng ở Hà Nội, Foujita và Sekiguchi mỗi buổi chiều đều đến xưởng họa của Nam Sơn ở 68 Nguyễn Du để vẽ, và nhờ Nam Sơn tìm giùm người mẫu. Tại đây, Foujita đã thực hiện các bức Thiếu nữ Hà Nội, Con đê Hà Nội, Ngôi nhà cũ ở Hannam…

Vào những ngày tháng đó, tờ Tràng An Báo xuất bản ở Huế đã theo rất sát các hoạt động của họa sĩ Foujita. Tràng An Báo số 879 (21/10/1941) đăng bài “Họa sỹ Nhật Foujita phê bình hội họa Việt Nam ca tụng nước ta rất có thiên tài”.

Bài báo dẫn phát biểu của Foujita: “Hội họa Việt Nam thật là một mỹ thuật đặc sắc, không giống hội họa Tàu, cũng không giống hội họa Nhật và Âu châu. Hội họa Việt Nam thật đặc biệt Á đông. Với những màu sắc tinh tế, với những nét vẽ mềm mại, đều đặn. Mỹ thuật Việt Nam có lẽ là một mỹ thuật đặc biệt. Có lẽ hiện nay đang còn thiếu một ít sự táo bạo, nhưng rồi sự táo bạo ấy sẽ có nay mai…

Tôi rất thích những bức vẽ tôi đã được xem, cả những tấm bình phong toàn là những tác phẩm rất đẹp và hiếm có. Những tác phẩm đó chứng tỏ rằng những họa sĩ Việt Nam rất có thiên tài về mỹ thuật…”.

danh hoa foujita va co do hue
Foujita - chân dung tự họa 1928, Centre Pompidou, Paris.

Hai năm sau, 1943, Hội Giao lưu Văn hóa Quốc tế Nhật Bản đã mời họa sĩ Việt Nam sang Nhật triển lãm. Họa sỹ Nam Sơn đại diện, cùng đi có hai họa sĩ Lương Xuân Nhị và Nguyễn Văn Tỵ, phái đoàn họa sĩ Việt Nam đã được Foujita và Sekiguchi đón tiếp và giới thiệu với nhiều họa sĩ Nhật.

Foujita là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn. Nguyễn Quang Sáng từng xuất bản tập truyện ngắn có tên “Con mèo của Foujita”…

Foujita: Huế là một thành phố quý nhất trong các thành phố Đông Dương

Báo Trung Bắc Chủ nhật (số 85, ngày 2/11/1941) đăng bài phỏng vấn Foujita có câu ông nói: "Tôi (tức Foujita) còn lưu lại đây đến cuối tháng Décembre. Sau các cuộc triển lãm ở Hà Nội, tôi sẽ đi Hải Phòng, Huế, Sài Gòn, Nam Vang để tổ chức các cuộc triển lãm về hội họa Nhật".

Báo chí ở Huế lúc bấy giờ đặc biệt chú ý đến danh họa Foujita. Tràng An Báo dành nhiều số báo đưa tin các hoạt động của danh họa. Sau các bài báo Foujita nói về hội họa Việt Nam, bài tường thuật cuộc gặp gỡ giữa phóng viên báo và danh họa Foujita, trên số 916, ra ngày 5/12/1941 có bài rất được công chúng Huế thời bấy giờ chú ý: “Cô gái Huế và họa sỹ Foujita”.

Xin trích lại một số đoạn: “Danh họa Foujita mở đầu câu chuyện: “Sau khi cuộc triển lãm của chúng tôi được công chúng nhiệt liệt hoan nghênh, nhất là ở Hà Nội, Hải Phòng, chúng tôi được phần đông công chúng thạo mỹ thuật và dễ cảm trước sự đẹp, nhất là công chúng kinh đô Huế, thành phố của triều đình và của các danh nho Nam Việt tiếp đãi rất ân cần, làm cho chúng tôi cảm kích khác thường.

Đối với người yêu chuộng mỹ thuật ở Huế, cuộc triển lãm của chúng tôi làm cho họ ngạc nhiên vô cùng vì tuy họ biết có một phái họa sỹ cổ điển Nhật Bản, họ thật chưa bao giờ được dịp thưởng thức những tác phẩm của chúng tôi”.

Foujita lại nói tiếp: “Trong ba hôm tôi lưu lại kinh đô Huế, tôi đã cung chiêm tôn lăng và vào xem Đại nội… Huế là một thành phố quý nhất trong các thành phố Đông Dương. Những thành quách cũ kỹ, thâm nghiêm, lại có nụ cười của các thiếu nữ làm cho tươi sang, vui vẻ” .

Và danh họa Foujita đặc biệt thích thú khi nói về con gái Huế: “Lấy con mắt họa sỹ, và lạy chúa, lấy con mắt một người đàn ông mà nhìn, tôi thú thật phải quyến luyến biết bao vẻ kiều diễm, thanh nhã, đài các của các thiếu nữ chốn Thần kinh”…

Foujita cũng cho biết khi lưu lại Huế, ông được Khâm sứ Trung Kỳ tiếp đãi rất niềm nở, đặc biệt ông cũng được vua Bảo Đại mời vào bệ kiến…

Năm 1904 theo học tại xưởng hoạ của Honda Kinkichiro, để năm sau, 1905 thi đậu vào trường Mỹ Thuật Tokyo, hướng dẫn bởi giáo sư Seiki Kuroda, tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Quốc Gia Paris về.

Năm 1913, 27 tuổi, đi tàu thuỷ 49 ngày đêm từ Nhật cập bến Marseille rồi đi xe lửa đến gare Lyon, Paris, ngụ tại khu Monparnasse, thường ngồi ở café Le Dôme và La Rotonde. Gặp Picasso, rồi Chagall, Soutine, Modigliani...

Năm 1917 cưới vợ là nữ hoạ sĩ Fernande Barrey. Triển lãm lần đầu tiên tại galerie Chéron. 1924 ly dị Fernande, cưới Youki. 1931, chia tay Youki, cưới Madeleine Leqeux, vũ nữ và người mẫu tại Casino de Paris, cùng Madeleine du lịch hai năm tại Châu Mỹ La Tinh. 1936, Madeleine mất tại Tokyo, gặp và cưới người vợ Nhật cuối cùng: Kimiyo Horiuchi.

1941, cha mất, Foujita được phong hội viên Hàn lâm viện Mỹ thuật hoàng gia và được cử đi các nước Đông Dương như môt tuỳ viên văn hoá của Nhật. Dự và bày tranh chung tại Hà Nội.

Năm 1949 rời Nhật qua Mỹ, dạy tại Brooklyn Art School. Triển lãm một mình tại New York. Năm sau quay lại Paris sống tại Montparnasse, trở thành quốc tịch Pháp năm 1954.

Những năm cuối đời, Foujita vô cùng sùng đạo Thiên Chúa, triển lãm tranh Thánh tại Trieste, ở Ý và được huy chương vàng. Vẽ tranh tường lớn, trang trí tranh kính và làm maquette xây nhà thờ Notre-Dame-de-la-paix tại Reims, còn gọi là “Nhà thờ Bảo tàng Foujita” (Musée-chapelle Foujita Notre-Dame de la Paix, 33 rue du Champ de Mars, 51100 Reims, Tel: 03 26 40 06 96).

Thời gian này vợ chồng Foujita về ở tại một ngôi nhà vùng quê Villiers-le Bâcle, thuộc tỉnh Essone nước Pháp. Nơi này, bắt đầu năm 2.000 trở thành di tích: Nhà-xưởng vẽ Foujita, 7 Route de Gif, 91190, Villiers-le Bâcle. Công chúng viếng thăm, liên lạc điện thoại 01 69 85 34 65 www.essone.fr

Tháng 12 năm 1966, Foujita phải nhập viện vì bệnh ung thư. 1968 mất tại bệnh viện Zurich lúc 1:15 pm ngày 29 tháng Giêng, thọ 82.

Mèo trong tranh Foujita

Mỗi họa sĩ có duyên với một loài vật mình yêu thích, và cứ thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện trên tranh đến một lúc thành như dấu ấn.

Những bố cục người và ngựa của Delacroix, cùng rất nhiều họa sĩ Đông-Tây vẽ, nhưng sao ta cứ nhớ đến nét vẽ thần tình một con ngựa hoang cột nơi trụ cây của Hàn Cán, hay nét bút lông vung mạnh của Hokusai. Vẽ tôm, cua thì nhớ đến Tề Bạch Thạch. Ở Picasso là chim câu hòa bình và những biểu tượng của con tô-rô hung hãn.

Mèo của Picasso ngoạm chim với móng vuốt dữ tợn, trái với tượng đồng mèo dài ngoằng thơ mộng của Giacometti… Chagall với dê và hoa. Matisse với những con cá đỏ trong rất nhiều tĩnh vật. Những con bò cái dưới nét vẽ nguệch ngoạc của Dubuffet, cũng như với Henri Rousseau là con sư tử trong Mèo của Picasso man dại, đầy mộng mị…

Và khi nhắc đến mèo lại khiến ta nghĩ ngay đến Foujita. Lúc còn là một cậu học trò 14 tuổi, những bức vẽ đầu tay của Foujita đã được chọn gửi sang dự cuộc đấu xảo ở Paris.

Lên trung học,Foujita ôm mộng sang Paris cho bằng được, tìm tòi học tiếng Pháp, trong khi chờ đợi, ông vào học ở Viện Mỹ Thuật Hoàng Gia Tokyo, Foujita sớm có những thành công: được Nhật Hoàng mua một bức tranh và được tuyển chọn vẽ chân dung cho Quốc Vương Triều Tiên. Năm 27 tuổi, theo tiếng gọi phương Tây, ông đến Paris và “ngã” ngay vào giữa khu Montparnasse, phố Odessa.

Thời điểm của các họa sĩ “tứ chiếng” kéo về làm sống dậy xóm Montmartre: những Van Dongen, Picasso, Derain, Kisling. Zadkine, Soutine, Utrillo, Modigliani, Terlikowski… Cả những nhà thơ như Max Jacob, Apollinaire… cùng những người mẫu xinh đẹp ở quán La Rotonde, mà ông cụ Libian chủ quán đã cho các chàng trai nghệ sĩ ăn và uống chịu bằng cách vẽ tranh lên các khung cửa, lên các vách tường.

danh hoa foujita va co do hue
Họa phẩm nổi tiếng "Ba con mèo" - Three cats,1932 của họa sĩ Foujita.

Chân ướt chân ráo đến đây, Foujita chỉ làm việc kẻ vẽ nhà hoặc ngồi làm mẫu cho người ta vẽ mình. “Tôi đã làm mẫu cho họa sĩ Terlikowski người Nga. Lão này gần như điên cuồng, đêm nào cũng ngủ trong một chiếc quan tài. Terlikowski cuồng vẽ những sự vĩ đại, và bao giờ cũng biên tập bằng bút chì than ở phía trái bức tranh những giá tiền khổng lồ: 20.000 hay 50.000 quan.

Khi một nhà chơi tranh mặc cả giá tranh thì lão lấy tay áo quệt một cái, xóa dần con số 0 này đến con số 0 khác. Thành ra bức tranh hạ giá từ 50.000 xuống 5.000, rồi 500, và xuống tới 50 quan là giá chót. Lão truyền thần tôi rồi bán cho nhà chocolat Menier, vì chủ hiệu ấy chơi tranh.

Lão bán tới giá 2.500 quan, giá ấy đắt lắm thời bấy giờ. Nhưng tôi, tôi chỉ được lĩnh 5 quan mỗi buổi ngồi làm mẫu, và khi tranh bán đi, được thưởng thêm một cốc sâm banh” (Foujita, bút ký về Montparnasse).

Người bạn đầu tiên Foujita làm quen được ở đó là Van Dogen sau buổi chiều khai mạc “Phòng Triển Lãm Mùa Thu”, và sau đó, một họa sĩ Tây Ban Nha Ortiz de Zorate đưa Foujita đến gặp Picasso tại một xưởng vẽ tối tân, lớn và đẹp, cạnh nghĩa trang Montparnasse.

Sau khi ở xưởng họa Picasso về, Foujita đã dẫm bẹp nát hộp màu nước cũ của mình và nhất định từ bỏ cái nghề nghiêm trang và tỉ mỉ. Năm 1917, Foujita triển lãm họa phẩm lần đầu tiên trước công chúng Pháp tại nhà Chéron. Picasso rất chịu, các nhà phê bình thì viết: “Chẳng bao lâu các tranh của Foujita sẽ được treo bên cạnh tranh của Matisse tại các nhà chơi tranh”.

Từ đó trở đi, Foujita đã trở thành một khuôn mặt hoang đường của xóm Montmartre và là một nhân vật “quốc tế”. Ông đã qua Anh, Bỉ, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Ý, Đức, và Phi Châu. Ông đã ở lại Phi Châu vẽ một thời gian trước Đệ Nhị Thế Chiến.

Năm 1939 trở lại Nhật, và năm 1941, Hội Giao lưu Văn hóa Quốc tế (Kokusai Bunka Shinkokai, L’association des Échanges Culturels Internationales du Japon) và Viện Mỹ Thuật Hoàng Gia Nhật Bản (L’Académie Impériale des Beaux-arts) tổ chức hai cuộc triển lãm tiếp nối nhau tại Hà Nội(1), Foujita đã có trách nhiệm sang Việt Nam cùng một nhóm họa sĩ cách tân của Nhật (trong số đó có họa sĩ Sekiguchi(2)).

Tại Hà Nội, ông đã gặp lại người bạn xưa đã từng quen biết ở Paris vào năm 1925, họa sĩ Nam Sơn (Nguyễn Văn Thọ, 1890-1973), một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam ở trường Mỹ Thuật Quốc Gia Pháp, và là Đồng Sáng Lập trường Mỹ Thuật Đông Dương với Victor Tardieu, (thành lập năm 1925 tại Hà Nội)(3).

Tại cuộc triển lãm này, Foujita đã chứng tỏ là một họa sĩ bậc thầy, lấy được lòng tin của giới mỹ thuật Việt Nam lúc bấy giờ.

Không còn gì thú vị và chính xác hơn là nhìn tận mắt tác phẩm, họa sĩ Tô Ngọc Vân trong bài “Phê Bình Nghệ Thuật Vẽ Sơn Của Họa Sĩ Nhật” đăng trong báo Trung Bắc Chủ Nhật số 90 ra ngày 7/12/1941 đã viết:

“Cách đây một tháng, trên tờ báo này, chúng tôi tỏ ý ao ước được xem tranh dầu của hội họa Nhật và được nhìn gần tác phẩm sơn dầu của Foujita.

Sự mơ ước hôm nay đã thành sự thật, không làm thất vọng như nhiều sự thật khác chỉ tốt đẹp trong óc tưởng tượng của người ta… Nói cho gọn, chúng ta thấy toàn bộ tác phẩm phân hai phái sơn dầu cũ và mới.

Ngoài hai phái, Foujita biệt lập. Họa phẩm “Ba con mèo” của Foujita không còn trộn lẫn vào đâu được.

Người ta thoáng nhìn đã thấy Foujita rồi, với vẻ phân tách cao quý và đơn giản mà người ta thấy tương đương ở tất cả các tác phẩm khác.

Foujita trên nền vải trắng toát, Fouijia trong nét sơn dầu đưa bằng bút Nhật, Foujita ở màu đều đều như tranh một màu, Foujita ở chỗ dùng sơn dầu vẽ lên nền vải như dùng mực tàu vẽ vào giấy hay lụa theo lối Nhật, nhưng có những tính cách đáng yêu, những sự nhu cầu của một óc sáng tạo tiên tiến…”

Những ngày tháng ở Hà Nội, Foujita (và Sekiguchi) mỗi buổi chiều đều đến xưởng họa của Nam Sơn ở 68 Nguyễn Du để vẽ, và nhờ Nam Sơn tìm giùm người mẫu. Tại đây, Foujita đã thực hiện các bức Thiếu nữ Hà Nội, Vườn hoa văn phòng quân đội Nhật tại Indochine, Con đê Hà Nội, Ngôi nhà cũ ở Hannam…

Năm 1943, hội Kokusai Bunka Shinkokai đã mời họa sĩ Việt Nam sang Nhật triển lãm, Nam Sơn đại diện, cùng đi có hai họa sĩ Lương Xuân Nhị và Nguyễn Văn Tỵ, phái đoàn họa sĩ Việt Nam đã được Foujita và Sekiguchi đón tiếp và giới thiệu với nhiều họa sĩ Nhật.

Mèo là một đề tài đặc biệt của Foujita, cũng như những khuôn mặt em bé, những thiếu nữ khoả thân. Ngoài sử dụng cây cọ vững vàng và khéo léo, ta luôn bắt gặp sự tinh tế ở nét (trait) bởi trước đó, phải nói ông là một nhà đồ họa xuất sắc.

Dù có đi gần với trường phái hội họa Paris, ông vẫn giữ được một bản ngã rõ rệt, rất tinh vi, rất Nhật của ông. Họa sĩ Lê Phổ đã triển lãm chung với Foujita nhiều lần tại Lyon, Avignon, Nice và Bordeaux những năm 1957, 1958.

“Tay ấy phi thường (c’est un tipe formidable). Đó là một họa sĩ Nhật Bản duy nhất mà tôi gặp và thích. Foujita có những nét kỳ diệu để viền dessin và portrait. Từ lúc tôi đến Âu Châu, chưa thấy người nào vẽ hay hơn Foujita…”.

(Thuỵ Khuê - Nói chuyện với hoạ sĩ Lê Phổ - Hợp Lưu số 10, tháng 4 và 5/1993)

Trong “Chân dung tự họa” (1928, Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Hiện Đại, trung tâm Georges Pompidou, Paris), Foujita ôm con mèo cưng, là một bức tranh đầy thi vị, đầy tình thương yêu trìu mến giữa người và vật.

Ông đã sử dụng một bút pháp thật siêu thoát của một nhà hiện thực hóm hỉnh tỉ mỉ (un réalisme spirituellement minutieux).

Trong “Khỏa thân nằm với con mèo” (sơn dầu trên bố, 1923, Viện bảo tàng Mỹ Thuật Hiroshima) là một bố cục đường chéo rất thông minh, bút pháp độc đáo, kết hợp đồ họa Nhật Bản cổ truyền với trường phái hội họa hiện thực châu Âu. Ta vẫn bắt gặp ở đó sự chính xác và tinh tế của nét và mảng, cũng như sự tỉ mỉ ở những nếp nhăn, và nhất là đốm mèo đen gây được sự chú ý đặc biệt - một điểm son (point riche) của tranh. Con mèo kéo mảng fond xuống thật duyên dáng và chắc, làm giàu thêm cho tranh, bớt lạnh cho người nằm…

Nhiều bản vẽ khác về mèo bằng bút mực nho, phớt màu nhẹ của Foujita đều rất tinh anh, lột tả được nhiều vẻ đẹp, thông minh của mèo.

danh hoa foujita va co do hue Léonard Tsuguharu Foujita họa sĩ tài hoa từng có triển lãm tranh ở Việt Nam

Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita là nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỷ 20". Ông từng được vinh ...

danh hoa foujita va co do hue Léonard Tsuguharu Foujita từng nhận xét vua Hàm Nghi là một họa sĩ thực thụ

Léonard Tsuguharu Foujita là nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỷ 20 và ông từng nhận xét ...

danh hoa foujita va co do hue Léonard Tsuguharu Foujita là ai?

Hôm nay 27/11/2018, Google Doodle đã dành trọn vẹn 1 ngày để kỷ niệm 132 năm ngày sinh của cố họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita, họa ...

chọn
Đất Xanh: Gem Riverside đã xong pháp lý và sắp mở bán
Đại diện Đất Xanh cho biết dự án Gem Riverside đã cơ bản hoàn thiện pháp lý, doanh nghiệp có kế hoạch bán hàng từ quý III/2024.