Léonard Tsuguharu Foujita là một họa sĩ người Nhật gốc Pháp sinh ngày 27 tháng 11 năm 1886 ở Tokyo, Nhật Bản. Họa sĩ Foujita mất ngày 29 tháng 1 năm 1968 ở Zurich, Thụy Sỹ (Theo wikipedia).
Ông là người đầu tiên áp dụng kĩ thuật mực của Nhật Bản cho các bức tranh theo phong cách phương Tây. Ông được gọi là "nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỉ 20".
Họa sĩ tài hoa Léonard Tsuguharu Foujita. |
Cuốn sách về Mèo được phát hành bởi Covici Friede năm 130 trong đó có 20 bức vẽ của Léonard Tsuguharu Foujita là một trong 500 cuốn sách hiếm có hàng đầu và bán chạy nhất trên thế giới. Đây được coi là cuốn sách nổi tiếng nhất về loài mèo từng được xuất bản.
Ngay sau khi tốt nghiệp trung học, họa sĩ Foujita đã nung nấu giấc mơ du học Pháp. Tuy nhiên, nghe theo lời khuyên của Mori Ōgai (bác sĩ quân y của cha mình), ông đã quyết định theo học ngành nghệ thuật phương Tây ở Nhật Bản trước.
Năm 1910, Foujita tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật và Âm nhạc Quốc gia Tokyo. Ban đầu, bút hiệu của ông là “Fujita” thay vì “Foujita” như nổi tiếng về sau này.
Khi nhắc đến mèo lại khiến ta nghĩ ngay đến Foujita, một họa sĩ Nhật nổi tiếng trong hội họa hiện đại. Lúc còn là một cậu học trò 14 tuổi, những bức vẽ đầu tay của Foujita đã được chọn gửi sang dự cuộc đấu xảo ở Paris.
Lên trung học, Foujita ôm mộng sang Paris cho bằng được, tìm tòi học tiếng Pháp, trong khi chờ đợi, ông vào học ở Viện Mĩ Thuật Hoàng Gia Tokyo, Foujita sớm có những thành công: được Nhật Hoàng mua một bức tranh và được tuyển chọn vẽ chân dung cho Quốc Vương Triều Tiên.
Năm 1913 khi đang ở tuổi 27 tuổi, họa sĩ Foujita đi tàu thuỷ 49 ngày đêm từ Nhật để cập đến bến cảng Marseille rồi đi xe lửa đến ga Lyon rồi Paris (Pháp). Sau đó, ông sống tại khu Monparnasse, Foujita thường ngồi ở café Le Dôme và La Rotonde. Tại đây, ông có cơ hội gặp gỡ nhiều danh họa nổi tiếng thế giới như Picasso Chagall, Soutine, Modigliani...
Foujita - chân dung tự họa 1928, Centre Pompidou, Paris. |
Năm 1917, Léonard Tsuguharu Foujita cưới vợ là nữ hoạ sĩ Fernande Barrey. Ông mở cuộc triển lãm lần đầu tiên tại phòng tranh Chéron. Cuộc hôn nhân đầu tiên của danh họa người Nhật chỉ kéo dài 7 năm. Đến năm 1924 ông li dị Fernande để cưới Youki. Nhưng mối tình với cô vợ thứ 2 đồng hương cũng chỉ được đến năm 1931.
Sau đó, họa sĩ Foujita chia tay Youki và cưới Madeleine Leqeux. Người vợ thứ ba của ông trước đây là một vũ nữ kiêm người mẫu tại Casino de Paris. Cả hai quyết định du lịch hai năm tới Châu Mỹ. Năm 1936, Madeleine mất tại Tokyo. Tại Tokyo, Foujita gặp và cưới người vợ Nhật cuối cùng là Kimiyo Horiuchi.
Năm 1941, bố của ông qua đời. Sau đó không lâu, Foujita được phong hội viên Viện Hàn lâm Mỹ thuật hoàng gia và được cử đi các nước Đông Dương như môt tuỳ viên văn hoá của Nhật. Ở Việt Nam, ông đã có triển lãm tranh tại Hà Nội.
Ngôi nhà cố họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita ở vào cuối đời. (Ảnh: wikipedia). |
Năm 1917, Foujita triển lãm họa phẩm lần đầu tiên trước công chúng Pháp tại nhà Chéron. Picasso rất chịu, các nhà phê bình thì viết: “Chẳng bao lâu các tranh của Foujita sẽ được treo bên cạnh tranh của Matisse tại các nhà chơi tranh”. Từ đó trở đi, Foujita đã trở thành một nhân vật “quốc tế”. Ông đã qua Anh, Bỉ, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Ý, Đức, và Phi Châu. Ông đã ở lại Phi Châu vẽ một thời gian trước Đệ Nhị Thế Chiến.
Theo nghiên cứu của Đinh Cường, vào năm, họa sĩ Foujita 1939 trở lại Nhật, và năm 1941, Hội Giao lưu Văn hóa Quốc tế (Kokusai Bunka Shinkokai, L’association des Échanges Culturels Internationales du Japon) và Viện Mỹ Thuật Hoàng Gia Nhật Bản (L’Académie Impériale des Beaux-arts) tổ chức hai cuộc triển lãm tiếp nối nhau tại Hà Nội.
Foujita đã có trách nhiệm sang Việt Nam cùng một nhóm họa sĩ cách tân của Nhật (trong số đó có họa sĩ Sekiguchi).
Xem thêm: Léonard Tsuguharu Foujita là ai?
Tại Hà Nội, ông đã gặp lại người bạn xưa đã từng quen biết ở Paris vào năm 1925, họa sĩ Nam Sơn (Nguyễn Văn Thọ, 1890-1973), một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam ở trường Mỹ Thuật Quốc Gia Pháp, và là Đồng Sáng Lập trường Mỹ Thuật Đông Dương với Victor Tardieu, (thành lập năm 1925 tại Hà Nội).
Theo nhà nghiên cứu Đinh Cường, tại cuộc triển lãm này, Foujita đã chứng tỏ là một họa sĩ bậc thầy, lấy được lòng tin của giới mĩ thuật Việt Nam lúc bấy giờ.
Những ngày tháng ở Hà Nội, Foujita (và Sekiguchi) mỗi buổi chiều đều đến xưởng họa của Nam Sơn ở 68 Nguyễn Du để vẽ, và nhờ Nam Sơn tìm giùm người mẫu. Tại đây, Foujita đã thực hiện các bức Thiếu nữ Hà Nội, Vườn hoa văn phòng quân đội Nhật tại Indochine, Con đê Hà Nội, Ngôi nhà cũ ở Hannam…
Năm 1943, hội Kokusai Bunka Shinkokai đã mời họa sĩ Việt Nam sang Nhật triển lãm, Nam Sơn đại diện, cùng đi có hai họa sĩ Lương Xuân Nhị và Nguyễn Văn Tỵ, phái đoàn họa sĩ Việt Nam đã được Léonard Tsuguharu Foujita và Sekiguchi đón tiếp và giới thiệu với nhiều họa sĩ Nhật.
Nhắc đến tranh mèo là nhắc đến Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita
Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita là nghệ sĩ Nhật Bản từng được vinh danh là hội viên Viện Hàn lâm Mỹ thuật hoàng gia Nhật ... |
Léonard Tsuguharu Foujita họa sĩ tài hoa từng có triển lãm tranh ở Việt Nam
Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita là nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỷ 20". Ông từng được vinh ... |
Léonard Tsuguharu Foujita từng nhận xét vua Hàm Nghi là một họa sĩ thực thụ
Léonard Tsuguharu Foujita là nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỉ 20 và ông từng nhận xét ... |
Léonard Tsuguharu Foujita là ai?
Hôm nay 27/11/2018, Google Doodle đã dành trọn vẹn 1 ngày để kỷ niệm 132 năm ngày sinh của cố họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita, họa ... |