Việt Nam là điểm đến số một trong chiến lược 'Vành đai và con đường' của Trung Quốc

Theo báo cáo của Nikkei Asian Review, Việt Nam là quốc gia thu hút sự chú ý lớn nhất từ sáng kiến "Vành đai và con đường" của Trung Quốc.

"Vành đai và con đường" (Belt and Road Initiative - BRI) là sáng kiến phát triển và giao lưu quốc tế được Trung Quốc khởi xướng với nền tảng là "con đường tơ lụa" trong quá khứ. Nội dung chính của chiến lược này là tạo ra một mạng lưới kinh tế đi qua ba lục (châu Á, châu Âu, châu Phi) ở cả đường bộ lẫn đường thủy, qua đó kết nối chặt chẽ lợi ích giữa các quốc gia không chỉ thương mại mà còn ở cả chính sách, tiền tệ và nhất là cơ sở hạ tầng.

Phạm vi địa lí của BRI không ngừng mở rộng. Cho đến nay, nó bao phủ hơn 70 quốc gia, chiếm khoảng 65% dân số thế giới và khoảng một phần ba tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới.

Tính riêng tại châu Á, các hợp đồng tổng thầu đã tăng gấp đôi chỉ trong nửa đầu năm 2019, lên mốc 11 tỉ USD, từ mốc 5,6 tỉ USD cùng kì năm ngoái, theo báo cáo của Maybank.

https___s3-ap-northeast-1

BRI thường tập trung vào các dự án giao thông vận tải, khu công nghiệp, thành phố thông minh và năng lượng. (Ảnh: Reuters).

Trong đó, Đông Nam Á chiếm nhiều sự quan tâm của Trung Quốc bởi đây là khu vực được đánh giá đang phát triển mạnh mẽ, có vị trí địa lí kinh tế - chính trị quan trọng, đồng thời cũng rất giàu tiềm năng.

Indonesia là quốc gia ASEAN thu hút được phần lớn các hợp đồng BRI mới, trị giá 3 tỉ đô la chỉ trong 6 tháng đầu năm nay. Theo sau là Campuchia với 2,5 tỉ USD, Singapore là 1,9 tỉ USD. Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách các quốc gia tại Đông Nam Á thu hút BRI từ Trung Quốc với giá trị 1,6 tỉ USD, tập trung tại các dự án giao thông vận tải, khu công nghiệp, thành phố thông minh và năng lượng.

Những con số này phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng đối với sự tham gia của Trung Quốc vào phát triển hạ tầng tại khu vực này.

Trong một khảo sát với khoảng 50 nhà lãnh đạo công và tư nhân trong khu vực, từ các ngành như dịch vụ tài chính, năng lượng và xây dựng, có tới 66% số người được hỏi xác định Việt Nam là nơi có cơ hội BRI, tiếp theo là Singapore và Indonesia ở mức 57%. 

Các quốc gia như Bangladesh và Sri Lanka thu hút ít hơn, ở mức 30%.

Ba phần tư trong số những người được hỏi ý kiến cho rằng rủi ro chính trị là mối quan tâm hàng đầu liên quan đến các dự án BRI.

https___s3-ap-northeast-1

Việt Nam là quốc gia thu hút sự chú ý hàng đầu tại châu Á cho chiến lược "Vành đai và con đường" của Trung Quốc. (Ảnh: PricewaterhouseCoopers).

Boon Chin Hau, Giám đốc điều hành của quỹ tài sản GIC của Singapore, nói trong một cuộc thảo luận của hội thảo về đầu tư trong nước: "Các dự án cơ sở hạ tầng là các khoản đầu tư dài hạn. Chúng có có mặt ở đó để phục vụ đất nước, người dân. Các dự án này giải quyết nhu cầu xã hội trong thời gian dài. Chính vì thế, tình hình chính trị ổn định mang ý nghĩa rất quan trọng để tạo môi trường phù hợp và thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia."

Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á đã ca ngợi vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong việc đóng góp trong việc hiện thực hóa các cơ hội phát triển. Tại hội nghị, Chủ tịch AIIB Jin Liqun cho biết các quốc gia ASEAN đang trở nên kết nối tốt hơn với phần còn lại của thế giới.

"Tầm nhìn của một ASEAN liền mạch và hội nhập, kết nối thể chế, bên cạnh cơ sở hạ tầng cung cấp các khuôn khổ chung có thể loại bỏ các rào cản thương mại và tối đa hóa đầu tư cơ sở hạ tầng, qua đó mang lại lợi ích cho người dân", ông Jin nói.

Chủ tịch của AIIB cũng lưu ý rằng các nước ASEAN là những nước đầu tiên giúp hình thành AIIB kể từ khi nó được thành lập vào năm 2016.

 "Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á được hình thành và sinh ra với dấu ấn của Trung Quốc. Nhưng đó không phải là ngân hàng của Trung Quốc. Đây là một tổ chức phát triển quốc tế. Nó mang ý nghĩa lớn với cộng đồng quốc tế".

Tuy nhiên, việc xuất hiện nhiều BRI tại khu vực Đông Nam Á cũng khiến các quốc gia này đối mặt với khả năng chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn từ các chính sách kinh tế của Trung Quốc.

"Vành đai và con đường" bị lên án là công cụ giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. Các quốc gia nằm trong BRI có thể sẽ gặp rủi ro nợ công rất cao khi bẫy nợ từ các hợp đồng tiền tỉ đầu tư cơ sở hạ tầng luôn hiện hữu.

Trong một cuộc khảo sát với các quan chức công và doanh nhân trong khu vực, 47% trong số khoảng 1.000 người được hỏi cho biết, họ nghĩ rằng BRI "sẽ đưa các quốc gia thành viên ASEAN đến gần hơn với quỹ đạo của Trung Quốc".

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.