Giảm giá nhân dân tệ có thể giúp Trung Quốc mở rộng quyền lực tại châu Á

Khác với việc bị chính quyền Trump cáo buộc là "kẻ thao túng chính sách tiền tệ", việc giảm giá đồng nhân dân tệ có thể xem là cú hích trong việc củng cố vai trò lãnh đạo kinh tế châu Á của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện đang cố gắng kìm hãm sự suy giảm của đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Hoa Kỳ vẫn bảo lưu quan điểm của mình, với những cáo buộc rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cố tình phá giá đồng tiền, để đáp trả những chính sách thuế mà Mỹ áp dụng lên hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh từ chối đưa ra bình luận.

Theo Bloomberg, hành động này của đất nước tỉ dân tuy bị Washington lên án mạnh mẽ, song đây lại được có thể xem là đòn bẩy trong việc củng cố tư cách lãnh đạo kinh tế châu Á của Trung Quốc.

Nền kinh tế thứ 2 thế giới hiện được đánh giá là đang có lợi ích chiến lược tại khu vực. Điều này có thể làm giảm bớt những lo ngại của một số chính phủ về sự ổn định của kinh tế châu Á.

Dẫn chứng từ quá khứ

Đây không phải là lần đầu tiên, vấn đề tiền tệ quốc tế mở ra một thời kì có lợi cho vị thế của Bắc Kinh.

Trước đó, vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỉ trước, cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn châu Á nổ ra, khi chính sách đồng đô la mạnh của chính quyền Clinton khởi xướng, và chỉ kết thúc vào năm 1998. Tháng 6 năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu đẩy kinh tế toàn khu vực vào "hiệu ứng domino".

Hoa Kỳ đã phải bán đồng đô la để giải cứu đồng yên Nhật, giữa lúc các ngân hàng ở Nhật Bản khủng hoảng. Hai năm sau đó, Nhà Trắng buộc bán đồng đô la và mua Euro để ngăn đồng tiền chung châu Âu, khi đó còn non trẻ, gặp phải thất bại như thời kì nó bắt đầu.

960x0

Nhân dân tệ giảm giá từng khiến Mỹ phải đóng vai "Người đảm bảo tiền tệ". (Ảnh: Fobes).

Các động thái này có thể không phải là đơn phương, nhưng về cơ bản, Hoa Kỳ vẫn phải hi sinh kế hoạch đồng đô la mạnh để đóng vai trò "người đảm bảo tiền tệ", nhằm mục đích duy trì sự ổn định của quốc tế.

Đáng nói, đó là thời điểm mà chính quyền Bắc Kinh làm suy yếu đồng nhân dân tệ. Ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc khi đó rất nhỏ so với hiện tại, nhưng chính sách đồng nhân dân tệ yếu hơn đã gây áp lực lên các nước xuất khẩu. Trong bối cảnh cả khu vực chìm trong suy thoái kinh tế, Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) buộc phải can thiệp.

Sau đó, Trung Quốc cố định tỉ lệ 8,3 nhân dân tệ đổi lấy 1 đô la Mỹ. Điều này được cho là "một động thái dũng cảm của một quốc gia phụ thuộc và xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài".

Mỹ không muốn lịch sử lặp lại

Quay lại thời điểm hiện tại. Ngay sau khi đồng nhân dân tệ phá đáy, một loạt các đồng tiền tại châu Á chao đảo. Đồng won của Hàn Quốc giảm giá, xuống dưới 1.200 won đổi lấy 1 đô la Mỹ, mức giá thấp kỉ lục, lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm 2017.

Đồng rupiah của Indonesia cũng giảm giá xuống mức 14.222 IDR/USD, mặc dù sau đó có sự can thiệp của Ngân hàng trung ương nước này. Đồng ringgit của Malaysia đã theo đà giảm xuống 4,19 ringgit đổi 1 USD. Đồng peso của Philippines hay đồng đô la Đài Loan cũng chịu áp lực.

1

Đồng nhân dân tệ từng yếu hơn trong quá khứ (Ảnh: Bloomberg).

Daniel Moss, chuyên gia kinh tế của Bloomberg, cho rằng: "Trung Quốc đã gặt hái được những thành quả và vị thế trong quá khứ từ cuộc khủng hoảng châu Á, và dường như, điều này đang lặp lại một lần nữa".

"Một số quốc gia sẽ chịu thiệt hại nặng nề, trong khi tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt Mỹ. Vai trò lãnh đạo chính sách tiền tệ của Bắc Kinh với kinh tế khu vực ngày càng được củng cố. Trung Quốc sẽ có hành động để đáp trả Mỹ và cũng để nâng tầm ảnh hưởng của mình tại châu Á".

Tuy nhiên, Moss cũng nhận định, nền kinh tế thứ hai thế giới cần cảnh giác, bởi "những năm của thập niên 90, Trung Quốc có thể được coi là một người bạn với châu Á, nhưng giờ đã trở thành một mối đe dọa của sự cạnh tranh".

Trong khi đó, tổng thống Trump đang cố gắng giúp Mỹ chiến thắng trong cuộc chiến thương mại kéo dài này, nhất là ở thời điểm hiện tại, khi thời gian tái tranh cử chuẩn bị diễn ra.

Hệ thống tiền tệ và tài chính của Hoa Kỳ đã neo giữ từ thời kì sau năm 1945, và theo nhiều cách, vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nhưng hiện tại, đó không còn là hệ thống "không thể sai lầm" và giúp Mỹ được hưởng trong những năm 1990 sau Chiến tranh Lạnh.

1200x-1

Cựu Tổng thống Bill Clinton (trái) và cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. (Ảnh: Bloomberg).

Ngay cả khi Tổng thống Bill Clinton còn đương nhiệm và Trung Quốc chưa phải là siêu cường, việc ổn định đồng nhân dân tệ là một phần vô cùng quan trọng của bức tranh kinh tế Hoa Kỳ.

Thời điểm khủng hoảng kinh tế châu Á ở cuối thế kỉ 19, khi Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin bán đô la vào tháng 6/1998, mục tiêu trước mắt khi ấy là hỗ trợ Nhật Bản. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ông Clinton đã chuẩn bị chuyến thăm Trung Quốc 9 ngày. Mong muốn thời điểm đó của ông là tác động tới đồng nhân dân tệ, thay vì để cho "vòng đua giảm giá tiền tệ trên phạm vi toàn cầu" diễn ra.

Đây là bài học buộc chính quyền tổng thống Trump phải hành động, không để lịch sử lặp lại.