Thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Mỹ

Động thái mới nhất của Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhằm trừng phạt Bắc Kinh trước những căng thẳng giữa hai nước trong thời gian gần đây.

Cuối tuần trước, phía Hoa Kỳ cho biết sẽ bổ sung 33 công ty và tổ chức của Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, trước những cao buộc về an ninh, tự do và nhân quyền.

Động thái của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đánh dấu những nỗ lực mới nhất của chính quyền Tổng thống Trump, nhằm trấn áp các công ty sản xuất của Trung Quốc và trừng phạt nước này trước những dự thảo luật an ninh đặc khu đang được bàn luận tại Hong Kong, hay các chính sách đối với người dân tộc thiểu số Hồi giáo.

Trong đó, 7 công ty và 2 tổ chức có trụ sở tại Trung Quốc bị Mỹ cáo buộc trong cái gọi là "vi phạm nhân quyền". Hơn 20 công ty khác được cho là đã hỗ trợ quân đội Trung Quốc mua sắm các mặt hàng vũ khí.

Đa số các doanh nghiệp Trung Quốc bị Mỹ thêm vào danh sách đen lần này đều đang hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nhận diện khuôn mặt - hai thị trường mà các tập đoàn lớn của Mỹ như Nvidia hay Intel đang đầu tư rất nhiều tiền của.

Hàng chục công ty Trung Quốc bị thêm vào danh sách đen của Mỹ - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp Trung Quốc bị thêm vào danh sách đen lần này đều đang hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, đám mây, robot,... (Ảnh: CNBC).

Trong số các công ty bị cấm lần này, có một doanh nghiệp tên là NetPosa - một trong những đơn vị phát triển AI hàng đầu Trung Quốc.

Một công ty khác là Qihoo360, kinh doanh trong lĩnh vực an ninh mạng, đã huỷ kế hoạch niêm yết trên sàn Nasdaq vào năm 2015. Gần đây công ty này đã công bố một tài liệu cho thấy có băng chứng CIA (Mỹ) đã sử dụng hacker để tấn công vào lĩnh vực hàng không của Trung Quốc.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết, những công ty và tổ chức được thêm vào trong danh sách đen sẽ bị hạn chế việc hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ, hạn chế quyền sử dụng các công nghệ của Mỹ và hạn chế hàng hoá được xuất khẩu vào thị trường nước này.

Để được phép kinh doanh tại Mỹ, họ phải xin được giấy phép từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Công ty khởi nghiệp CloudMinds của Trung Quốc được ông lớn Softbank chống lưng cũng bị thêm vào danh sách đen lần này. Nó vận hành một dịch vụ dựa trên đám mây để điều khiển các robot như Pepper - một robot hình người có khả năng giao tiếp đơn giản.

Năm ngoái, Reuters đưa tin, doanh nghiệp này đã bị chặn quyền chuyển giao công nghệ hoặc thông tin kĩ thuật từ đơn vị ở Mỹ sang văn phòng tại Bắc Kinh.

Cả Qihoo, NetPosa và CloudMinds đều không đưa ra bình luận trước thông tin này.

Xilinx, công ty sản xuất chip có thể lập trình, cho biết có ít nhất một trong số các khách hàng của họ đang có tên trong danh sách đen lần này, tuy nhiên họ tin rằng tác động kinh doanh sẽ không đáng kể.

"Chúng tôi nhận thức được những bổ sung gần đây trong Danh sách thực thể của Bộ Thương mại Mỹ, và đang đánh giá tác động kinh doanh tiềm năng. Chúng tôi tuân thủ mọi quy tác và quy định mới của Mỹ", đại diện Xilinx, nói.

Danh sách mới này đã nối dài những cái tên đã có trong danh sách cũ được thiết lập vào tháng 10/2019 với 28 doanh nghiệp, bao gồm những công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo hàng đầu của Trung Quốc.

Những động thái này tương tự như những bước đi trước đó được Mỹ sử dụng để nhắm vào Huawei, trong một nỗ lực mà họ gọi là "hạn chế ảnh hưởng" của doanh nghiệp này vì nó đe doạ an ninh quốc gia.

Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã cố gắng để chặn đứng mọi sự hợp tác của Huawei với các công ty sản xuất chip toàn cầu.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.