Đèn sáng mà không có người - các công ty Trung Quốc giả vờ hồi phục thế nào?

Chịu áp lực hoàn thành chỉ tiêu sau thời gian nghỉ dài vì virus corona, các công ty đã ngụy tạo mức tiêu thụ điện, tiêu chí dùng để chứng minh cho hoạt động sản xuất.

Một số doanh nghiệp và quan chức địa phương đang ngụy tạo mức tiêu thụ điện và các số liệu khác để đáp ứng các chỉ tiêu sau khi trở lại làm việc, giữa lúc sự lây lan của virus corona chủng mới ở Trung Quốc đang giảm tốc, điều tra của Caixin cho hay.

Cùng với việc số ca Covid-19, bệnh do virus gây ra, giảm xuống trong những tuần gần đây tại Trung Quốc, chính quyền địa phương ở các khu vực ít bị ảnh hưởng đã kêu gọi các văn phòng và nhà máy trở lại làm việc, thường là bằng cách giao mục tiêu cụ thể cho quan chức cấp quận huyện.

Chịu áp lực phải hoàn thành các chỉ tiêu bất khả thi, họ đã tìm cách gian lận.

Điện sáng, máy chạy cả ngày dù không có người

Mở đèn và điều hòa không khí cả ngày trong các văn phòng không người, bật thiết bị, làm giả bảng chấm công và thậm chí hướng dẫn công nhân nhà máy nói dối thanh tra, chỉ là một số cách mà các công ty áp dụng, để có được thống kê "màu hồng" cho chính quyền địa phương báo cáo lên trên.

Dữ liệu tiêu thụ điện thường được xem là thước đo cho tỉ lệ doanh nghiệp trở lại hoạt động, khi các tỉnh báo cáo lên chính quyền trung ương ở Bắc Kinh và công chúng.

Đèn sáng mà không có người - các công ty Trung Quốc giả vờ hồi phục thế nào? - Ảnh 1.

Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất vành bánh xe đạp tại Chiết Giang, Trung Quốc, hôm 2/3. (Ảnh: Reuters).

Tỉnh Chiết Giang ở phía đông Trung Quốc đã được ca ngợi là tấm gương điển hình cho sự hồi phục của ngành công nghiệp tại đất nước nơi dịch bệnh khởi phát, và chiếm 80% số ca bệnh toàn cầu. Cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu Trung Quốc hôm 24/2 báo cáo tỉ lệ trở lại làm việc ở tỉnh này là hơn 90%.

Tuy nhiên, một cán bộ cấp quận tại Hàng Châu, tỉnh lị Chiết Giang, nói với Caixin rằng bắt đầu từ ngày 29/2, các nhà máy được chỉ thị để thiết bị hoạt động cả ngày, trong khi các văn phòng được yêu cầu bật máy tính và điều hòa không khí. Điều này trùng hợp với việc Bắc Kinh kiểm tra tỉ lệ trở lại làm việc, bằng cách xem mức tiêu thụ năng lượng.

Caixin không nêu tên quận để bảo vệ danh tính của cán bộ nói trên, người có thể phải đối mặt với hậu quả vì tiết lộ thông tin. Song một nguồn tin nội bộ tại một công ty ở quận này đã xác nhận thông tin trên, nói rhọ đã thấy những chỉ thị như vậy trong nhiều nhóm WeChat của công ty.

Thà lãng phí điện

Một nhân viên khác cho biết cũng nhận được yêu cầu như vậy, nhưng hoạt động sản xuất đã bắt đầu từ hơn 2 tuần trước, và các dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động bình thường vào ngày 29/2.

Tuy nhiên, một giám đốc điều hành cho biết công ty của ông không nhận được chỉ thị về tiêu thụ điện, và nói rằng họ đang vận hành với công suất bằng khoảng 1/5 mức bình thường, với tỉ lệ nhỏ máy móc được sử dụng.

Mục tiêu của Hàng Châu là mức tiêu thụ điện của doanh nghiệp ngày 29/2 phải bằng 75% mức ngày 8/1, và đạt ít nhất 90% vào ngày 10/3. Tỉ lệ trở lại làm việc thực tế tại một khu công nghiệp ở Hàng Châu vào cuối tuần trước là 40%, theo ước chừng của cán bộ cấp quận nói trên, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 75%.

Cán bộ này cũng nói rằng Trung Quốc đang hỗ trợ chi phí điện năng như là cách để khuyến khích các doanh nghiệp trở lại làm việc, và cho biết nhiều công ty thà lãng phí khoản tiền nhỏ cho điện hơn là gây khó chịu cho các quan chức địa phương.

Đèn sáng mà không có người - các công ty Trung Quốc giả vờ hồi phục thế nào? - Ảnh 2.

Dây chuyền sản xuất tại một nhà máy ở Thượng Hải hôm 24/2. (Ảnh: Reuters).

Những người trong cuộc nói với Caixin rằng trong một số trường hợp, thay vì đưa ra chỉ tiêu cho các công ty, chính quyền đã giao chỉ tiêu cho các quan chức quận huyện, những người sau đó chịu trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu này.

Các quan chức sẽ thường xuyên đến thăm các công ty, khuyến khích họ tiếp tục sản xuất như cách để thể hiện "sự quan tâm và hỗ trợ". Áp lực đó có thể là nguyên nhân khiến các công ty để máy móc chạy không.

Ông Trần Quảng Thắng, Phó tổng thư kí chính quyền tỉnh Chiết Giang, nói với truyền thông hôm 24/2, rằng một số nhà máy ở Chiết Giang đã báo cáo tỉ lệ trở lại làm việc là 98,6% và các doanh nghiệp dịch vụ là 95,6%. Hơn 99% các công ty trong tỉnh có kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 10 triệu USD đã trở lại làm việc, vị lãnh đạo tỉnh cho hay.

Một công ty ở Ôn Châu, trung tâm thương mại lớn tại Chiết Giang, xác nhận được giao chỉ tiêu tiêu thụ điện bằng một nửa so với mức trước khi dịch bệnh xảy ra. Công ty này đã chạy máy điều hòa cả ngày để "cán mốc".

Địa phương không dám mạo hiểm

Chiết Giang không phải là nơi duy nhất mà thực tế được cho là khác với số liệu của chính phủ.

Tại Bạc Đầu, thành phố công nghiệp nhỏ cách Bắc Kinh 230 km về phía nam, Caixin thấy các nhà máy được chính quyền địa phương báo cáo đã mở cửa trở lại không thực sự hoạt động.

Người đứng đầu một nhà máy nói với Caixin rằng bất chấp các chỉ thị, việc chính quyền địa phương không sẵn sàng đánh đổi rủi ro dịch bệnh đồng nghĩa với việc công ty này chưa thực sự trở lại làm việc.

"Chính quyền vẫn cấm các nhà máy trở lại làm việc trên thực tế", vị giám đốc điều hành nói. "Chúng tôi đã trở lại văn phòng, nhưng việc sản xuất vẫn chưa được khởi động lại".

Ông cho biết chính quyền Bạc Đầu yêu cầu ông báo cáo sai số lượng nhân viên trở lại làm việc, và thậm chí hướng dẫn công nhân cách nói dối nếu họ nhận được cuộc gọi từ các thanh tra viên.

Việc ngừng sản xuất kéo dài đã dẫn đến việc mất đi các kĩ thuật viên và đơn đặt hàng, ông nói thêm. Vì một số công ty cùng ngành nghề tại các địa phương khác của Trung Quốc đã hoạt động trở lại trước họ.

Đèn sáng mà không có người - các công ty Trung Quốc giả vờ hồi phục thế nào? - Ảnh 3.

Dịch bệnh đang có xu hướng lắng xuống tại Trung Quốc. Trong ảnh là khung cảnh hôm 6/3 tại Vũ Hán, nơi khởi phát dịch. (Ảnh: Reuters).

Trả lời yêu cầu bình luận của Caixin hôm 2/3, chính quyền Bạc Đầu cho biết ít nhất 228 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, một số công ty có thể đã nói họ vẫn chưa làm vậy. Vì dù họ báo cáo là đã hoạt động trở lại, họ có thể vẫn chưa sẵn sàng để lập tức bắt đầu sản xuất.

Họ nói rằng các công ty được phép trở lại hoạt động sau khi báo cáo với chính quyền địa phương, nhưng chỉ có thể bắt đầu hoạt động bình thường sau khi giới chức xác nhận các biện pháp kiểm soát virus đã được triển khai.

Một nguồn tin tại một doanh nghiệp nhỏ hơn ở Bao Đầu nói với Caixin rằng các công ty đã được phép tiếp tục sản xuất, sau khi đáp ứng các yêu cầu ngăn chặn virus, nhưng phải đối mặt với các vấn đề hậu cần vì nhiều tuyến đường nông thôn vẫn bị phong tỏa. Nếu không có cách nào để vận chuyển nguyên liệu ra vào, các doanh nghiệp cũng không thể khôi phục hoạt động sản xuất.

Bản đồ của Baidu cho thấy mật độ giao thông tạo Bạc Đầu cuối tuần qua vẫn chưa bằng một nửa mức trung bình của năm ngoái, sau hai tuần phục hồi dần tính từ ngày 18/2.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.