Hong Kong sẽ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho công ty Trung Quốc giữa xung đột với Mỹ

Vị thế của Hong Kong với cương vị là một trung tâm kinh doanh hàng đầu thế giới đã bị lung lay trong những tuần gần đây. Tuy vậy, thành phố này đang trở nên hấp dẫn đối với các công ty Trung Quốc, do những lo ngại về triển vọng kinh doanh ở Mỹ.

Công ty game NetEase (NTES) đã công bố kế hoạch trong tuần rằng sẽ huy động hàng tỉ đô la bằng các cổ phần niêm yết chéo của công ty tại Hong Kong, giống như những gì mà Alibaba (BABA) đã làm vào năm ngoái. Cả hai doanh nghiệp của Trung Quốc này đã từng giao dịch tại sàn chứng khoán New York.

Theo NetEase, quyết định này một phần là do công ty đang cần thêm tiền để sử dụng vào việc mở rộng kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng lo ngại Mỹ đang trở nên căng thẳng hơn đối với các công ty Trung Quốc, vì các nhà quản lí và nhà lập pháp sẽ xem xét áp dụng các quy định mới lên các công ty này và giám sát chặt chẽ hơn. Một số hạn chế thậm chí có thể khiến cho các công ty khó khăn hơn trong việc công khai hoặc tiếp tục giao dịch ở sàn New York.

"Việc ban hành các quy tắc như vậy có thể gây ra sự không chắc chắn của nhà đầu tư đối với các tổ chức phát hành bị ảnh hưởng, bao gồm cả chúng tôi, giá thị trường (của cổ phần ở Mỹ) có thể bị ảnh hưởng bất lợi, và chúng tôi có thể bị hủy niêm yết nếu không thể đáp ứng yêu cầu", NetEase viết trong tờ đơn nộp lên Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong.

Sự thừa nhận của NetEase là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên tồi tệ nhường nào, và tiềm ẩn sau đó là những nguy cơ đối với các công ty Trung Quốc không xây dựng kế hoạch dự phòng khả thi.

Nhiều công ty đang xem xét trú ẩn ở Hong Kong

Brock Silvers, Giám đốc đầu tư của Adamas Asset Management có trụ sở tại Hong Kong, cho biết: "Những gã khổng lồ về công nghệ của Trung Quốc coi Hong Kong là nơi theo quan điểm trung lập". Ông nói thêm rằng thành phố này "nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, nhưng vẫn có quyền tiếp cận với đồng đô la Mỹ".

Không giống như Trung Quốc đại lục, nơi có những hạn chế nghiêm ngặt về dòng vốn ra vào đất nước, Hong Kong cho phép dòng vốn chảy vào đất nước một cách cởi mở hơn. Đồng tiền của thành phố này cũng có thể chuyển đổi một cách tự do.

NetEase sẽ không phải là công ty cuối cùng tìm đến Hong Kong. Theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv, có 37 công ty Trung Quốc đáp ứng các yêu cầu để làm như vậy, dựa trên vốn hóa thị trường của họ, doanh thu và khả năng tuân thủ các quy định.

Ít nhất là đã có một số công ty thương mại ở New York dường như đã xem xét vấn đề này. 

Công ty thương mại điện tử JD.com (JD) đã nhận được sự chấp thuận từ Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong cho việc niêm yết chéo ở Hong Kong, và đã nộp một bản cáo bạch công khai vào hôm thứ Sáu. Bloomberg đã báo cáo rằng công ty có thể bắt đầu giao dịch sớm nhất là trong tháng này. 

Tech firms Baidu (BIDU) và Trip.com (TCOM) có thể đang xem xét các kế hoạch tương tự, theo các báo cáo truyền thông khác nhau của Trung Quốc.

Baidu và Trip.com từ chối bình luận về vấn đề này. Người sáng lập kiêm Chủ tịch của Baidu, Robin Li, gần đây đã đề xuất rằng việc kinh doanh của ông có thể chuyển sang Hong Kong nếu cần thiết.

"Chúng tôi thực sự chú ý đến các quy định thắt chặt của chính phủ Mỹ đối với các công ty Trung Quốc", Li trả lời phỏng vấn với tờ nhật báo quốc gia China Daily vào tháng trước. "Chúng tôi đang thảo luận trong nội bộ những việc có thể làm để đối phó với vấn đề này, bao gồm cả niêm yết chéo ở Hong Kong".

Hong Kong sẽ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho công ty Trung Quốc tại Mỹ - Ảnh 1.

(Ảnh: CNN)

Những động lực cho việc phát triển

New York từ lâu đã là một lựa chọn hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài để lên sàn. Phố Wall tự hào là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, và khả năng khai thác nguồn vốn đầu tư khổng lồ. Đối với các công ty Trung Quốc, việc niêm yết trên sàn New York cũng giúp họ tránh các quy tắc IPO nghiêm ngặt ở Trung Quốc, bao gồm việc cấm các công ty có các loại cấu trúc cổ phần nhất định.

Nhưng trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã nới lỏng một số hạn chế, như là một phần trong nỗ lực đưa các công ty Trung Quốc về nước. Đất nước này đang cố gắng nâng cao vị thế của mình như một siêu cường quốc về công nghệ, các công ty này được đánh giá càng cao bao nhiêu thì quyền uy của chính phủ càng được thể hiện bấy nhiêu.

Không rõ các quy định mới của Mỹ có thể gây rắc rối tới các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn New York như thế nào. Chẳng hạn, một dự luật vẫn chưa thông qua Hạ viện Mỹ, có nghĩa là buộc các công ty đó phải mở sổ sách kế toán cho các nhà quản lí Mỹ - một điều kiện chống lại Bắc Kinh, đòi hỏi các công ty giao dịch ở nước ngoài phải giữ giấy tờ kiểm toán của họ tại Trung Quốc đại lục, nơi họ không thể được kiểm tra bởi các cơ quan nước ngoài. 

Nhưng dự luật đó sẽ chỉ buộc các doanh nghiệp này hủy niêm yết nếu họ không thể được kiểm toán trong ba năm liên tiếp, theo các nhà phân tích tại Goldman Sachs.

Tuy nhiên, ngay cả việc kiểm tra chặt chẽ hơn về quy định thì cũng "có khả năng đẩy nhanh xu hướng các công ty niêm yết chéo vào thị trường Hong Kong", các nhà phân tích của Goldman viết trong một báo cáo gần đây.

Áp lực cũng đến từ chính quyền Trump. Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm thứ Năm đã ca ngợi Nasdaq, vì đã đề xuất các quy tắc mới về sự tuân thủ có thể ảnh hưởng đến các công ty Trung Quốc, và nói thêm rằng các sàn giao dịch khác nên xem xét các quy định tương tự như vậy.

"Thật là sai lầm và nguy hiểm khi Trung Quốc được hưởng lợi từ thị trường vốn của chúng ta nhưng không tuân thủ các biện pháp bảo vệ quan trọng mà các nhà đầu tư ở các thị trường đó mong đợi và xứng đáng được hưởng", ông viết trong một bản ghi nhớ được công bố hôm thứ Năm.

Những ưu điểm và hạn chế ở Hong Kong

Làn sóng niêm yết chéo có thể giúp ích rất nhiều cho thị trường tài chính của Hong Kong, nơi mà sự ổn định lâu nay đã bị đe dọa bởi các cuộc biểu tình chống đối chính phủ năm ngoái, sự xâm lấn nhiều hơn của Bắc Kinh và căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong một ghi chú nghiên cứu gần đây, các nhà phân tích của Jefferies đã so sánh chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (INDU) với chỉ số Hang Seng, cho rằng chỉ số New York vượt trội hơn so với tiêu chuẩn Hong Kong vì sẵn sàng thay thế công cụ "trì trệ" bằng một công cụ "thành công và tăng trưởng cao hơn".

Giao dịch ở Hong Kong không thể không có rủi ro. Thành phố đã trở thành một điểm nóng trong cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh: Trump tuần trước nói rằng Mỹ muốn chấm dứt mối quan hệ kinh tế và thương mại đặc biệt với Hong Kong, điều này có thể làm bế tắc vị thế của một trung tâm kinh doanh quốc tế.

Tuy nhiên, thông báo của Trump không bao gồm bất kì biện pháp trừng phạt cụ thể nào liên quan đến lĩnh vực tài chính của Hong Kong. Và đồng đô la Hong Kong vẫn có thể an toàn neo giá theo đồng đô la Mỹ cho đến lúc này: Chính quyền thành phố đã trấn an các nhà đầu tư trong tuần này rằng họ có đủ nguồn dự trữ để duy trì cơ chế neo tỉ giá.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.