Muốn kinh tế châu Á phục hồi sau Covid-19, cần chào đón Trung Quốc?

Để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia Australia cho rằng các nước cần hợp tác chặt chẽ. Trong đó, Trung Quốc sẽ được chào đón, chứ không phải hành động một mình.

Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đưa tin, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia Australia vừa hiến kế về cách phục hồi kinh tế cho Châu Á. Nhóm đứng sau sáng kiến này bao gồm các cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ, Singapore và một vài quốc gia khác.

Theo đó, cách tốt nhất để nền kinh tế châu lục này phục hồi chính là, các nhà lãnh đạo châu Á nên tổ chức một hội nghị thượng đỉnh để bàn bạc, hợp tác và thống nhất với nhau về các vấn đề tài chính, thương mại, chính sách an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng

Muốn kinh tế Châu Á phục hồi sau Covid-19, cần chào đón Trung Quốc - Ảnh 1.

Phải bắt tay cùng nhau, kinh tế châu Á mới phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19. (Ảnh: SCMP).

Đồng tác giả Peter Drysdale thuộc Cục nghiên cứu kinh tế châu Á của Đại học Quốc gia Australia, phân tích: "Không có sự hợp tác và phối hợp quốc tế, thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe kéo dài và sự đình trệ kinh tế kéo dài ở quy mô chưa từng thấy kể từ Đại suy thoái. Các nền kinh tế châu Á sẽ là trung tâm của sự phục hồi kinh tế toàn cầu từ cuộc khủng hoảng Covid-19".

Nhóm này cho biết một hội nghị của các nhà lãnh đạo khu vực lí tưởng và sáng giá nhất bấy giờ là ASEAN +6, bao gồm 10 nước Đông Nam Á, Australia, Ấn Độ và Trung Quốc. Mục tiêu của các cuộc họp là để tránh các quốc gia riêng lẻ, hành động vì lợi ích hẹp hòi, với hậu quả gần như chắc chắn là suy thoái kinh tế sâu hơn và kéo dài.

"Quan trọng không kém là phát triển một khu vực và khuôn khổ đa phương", giáo sư Drysdale tại Đại học Quốc gia Australia, nhấn mạnh.

Muốn kinh tế Châu Á phục hồi sau Covid-19, cần chào đón Trung Quốc - Ảnh 2.

Trong quá trình phục hồi kinh tế, châu Á cần chào đón Trung Quốc, thay vì để Bắc Kinh hành động một mình? (Ảnh: Economic Watch).

Các mục tiêu chính của cuộc họp nên bao gồm: các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương mở rộng để tăng cường mạng lưới an toàn khu vực; sự phát triển, sản xuất và phân phối công bằng các xét nghiệm chẩn đoán, vaccine và phương pháp điều trị trên khắp Châu Á; và giữ cho thị trường y tế và thực phẩm luôn cởi mở và tự do.

"Các nước nên suy nghĩ về cách để giúp khởi động lại du lịch và thương mại quốc tế, tuân thủ Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và mở rộng chuyển đổi kĩ thuật số trong quản lí y tế", sáng kiến trên đề nghị.

Nhóm nghiên cứu này lập luận rằng, nếu các nước châu Á phối hợp thành công các phản ứng của họ với Covid-19, họ sẽ khuyến khích Mỹ và châu Âu đi theo con đường tương tự.


chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/7 - 26/7): Hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang, chính thức mở rộng TP Nam Định
Chính thức mở rộng TP Nam Định; thông tin mới về dự án khép kín đường Vành đai 3 Hà Nội qua huyện Đông Anh; hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang; duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Cam Ranh... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.