Châu Âu cảnh báo doanh nghiệp Trung Quốc mua các công ty công nghệ tổn thương sau dịch Covid-19

Châu Âu từ lâu đã là một nơi hấp dẫn đối với các công ty Trung Quốc muốn đầu tư và mua lại. Sự suy giảm gần đây về giá cổ phiếu, đặc biệt là của các công ty công nghệ cốt lõi, có thể tiếp tục thu hút sự quan tâm của họ.
Trung Quốc khó có thể mua lại các công ty công nghệ của EU dễ bị tổn thương - Ảnh 1.

Logo của hãng Infineon trên một con chip ở bảng bộ vi điều khiển trưng bày tại Đại hội thường niên Infineon tại một trung tâm hội nghị của Trung tâm Triển lãm Munich. Infineon được coi là một trong những công ty công nghệ quan trọng của châu Âu về các linh kiện bán dẫn. (Ảnh: Matthias Balk/ Getty Images).

Theo một nhà phân tích, một số công ty công nghệ chủ chốt của châu Âu là những công ty "dễ bị tổn thương" khiến cho thị trường suy sụp. Một chính trị gia hàng đầu ở Liên minh châu Âu đã hối thúc các nước tham gia vào các công ty này, để ngăn chặn việc thôn tính của Trung Quốc.

Sự bùng phát dịch Covid-19 đã dẫn đến việc sụt giảm giá cổ phiếu trên toàn cầu. Nhiều công ty công nghệ châu Âu trong các ngành công nghiệp có tính chiến lược, như viễn thông hoặc chất bán dẫn, đã bị ảnh hưởng không nhỏ trong năm nay.

Cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị mạng kết nối của Phần Lan - Nokia, đã giảm hơn 9,6% từ đầu năm đến nay. Đối thủ của hãng này là Ericsson cũng đã giảm 2%. Trong khi đó, các công ty sản xuất chip như Infineon và STMicro giảm lần lượt là 20% và 7,5%.

Neil Campling, người đứng đầu ngành công nghệ, truyền thông và viễn thông tại Mirabaud Securities, trả lời CNBC rằng: "Châu Âu dễ bị tổn thương do lục địa này đang tụt lại so với Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc từ lâu đã sử dụng chính sách 'mua nhanh hơn sản xuất', và chắc chắn thị trường gián đoạn và chậm lại gần đây là những cơ hội cho họ".

Nỗi lo công ty Trung Quốc thôn tính ở châu Âu

Các công ty Trung Quốc đã thực hiện nhiều vụ mua lại và đầu tư đáng chú ý vào những công ty công nghệ châu Âu.

Năm 2016, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đã mua phần lớn cổ phần của nhà sản xuất trò chơi di động Phần Lan Supercell. Công ty Midea - một nhà sản xuất thiết bị điện Trung Quốc - cũng đã mua công ty robot Kuka của Đức.

Vào năm ngoái, Ant Financial, chi nhánh công nghệ tài chính của Alibaba, đã mua sàn giao dịch tiền tệ WorldFirst có trụ sở tại Anh.

Việc mua thôn tính của Trung Quốc gần đây đã thu hút sự chú ý của các nước, đặc biệt là Mỹ, thông qua Ủy ban Đầu tư My tại nước ngoài, viết tắt là CFIUS. Ủy ban này đã chặn các công ty Trung Quốc cố gắng thâu tóm công ty Mỹ, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực công nghệ quan trọng. 

Ví dụ vào năm 2018, CFIUS đã ngăn việc công ty thử nghiệm chất bán dẫn Xcerra của Mỹ bán cho China ED Hubei Xinyan. Vào tháng 1 năm nay, CFIUS tiếp tục đẩy mạnh xem xét kĩ lưỡng các thỏa thuận mua bán đe dọa an ninh quốc gia.

Margrethe Vestager, Ủy viên về cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU), đã đưa ra đề xuất trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, công bố hôm thứ Hai, rằng các quốc gia nên xem xét việc góp vốn vào các công ty, để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đây cũng là một cuộc chiến về uy quyền công nghệ. Trọng tâm là thống trị công nghệ của thế hệ tiếp theo, như 5G và trí tuệ nhân tạo.

Mỹ đã thực hiện một chiến dịch ngăn chặn Huawei của Trung Quốc ở càng nhiều thị trường càng tốt, vì cho rằng đây là mối đe dọa an ninh quốc gia, các thiết bị của họ có thể được Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp. Huawei đã nhiều lần phủ nhận những tuyên bố đó, nhưng Washington đã thúc giục các quốc gia châu Âu như Đức, không sử dụng thiết bị Huawei trong buổi giới thiệu mạng 5G của mình.

Trong khi đó, Huawei chỉ có hai đối thủ cạnh tranh lớn là Ericsson và Nokia, đều là các công ty châu Âu. Với những cảnh báo mạnh mẽ từ Vestager, châu Âu có thể sẽ cảnh giác nhiều hơn bất kì nỗ lực nào của các công ty Trung Quốc, để có được các công ty công nghệ quan trọng trên lục địa này.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.