Lộ diện công ty Trung Quốc vừa sản xuất thành công thuốc điều trị virus corona

Công ty dược phẩm hàng đầu Trung Quốc đang sản xuất “một lượng lớn” thuốc có khả năng điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (covid-19). Loại thuốc này có nguồn gốc từ thuốc điều trị cúm và Ebola.

Công ty dược hàng đầu Trung Quốc sản xuất thuốc điều trị virus corona

China Daily đưa tin, Trung Quốc đang sản xuất "một lượng lớn" favipiravir, thuốc kháng virus đầu tiên được phê duyệt để chống lại sự bùng phát Covid-19. Đây là loại thuốc được phiên từ thuốc gốc cho việc chống viêm của niêm mạc và là một loại thuốc được phát triển ở Nhật Bản, để điều trị cúm, và cũng có hiệu quả chống lại Ebola.

Sản phẩm này được phát triển bởi Công ty TNHH Dược phẩm Chiết Giang Hải Chánh sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan y tế. Loại thuốc này sẽ được quản lí và đưa vào sử dụng trong các giai đoạn phòng ngừa, điều trị bệnh viêm phổi mới bắt nguồn từ Vũ Hán.

Cơ quan quản lí sản phẩm y tế Trung Quốc đã phê duyệt để thương mại hóa. Hải Chánh bắt đầu sản xuất đại trà loại thuốc này vào ngày 16/2.

"Đây là loại thuốc chống Covid-19 đầu tiên ở Trung Quốc đã chính thức được phê duyệt để đưa vào danh sách các loại thuốc có hiệu quả trong điều trị", truyền thông Trung Quốc cho biết.

Trung Quốc bắt đầu bán thuốc điều trị corona - Ảnh 1.

Trung Quốc đã thương mại hoá thuốc được cho là có thể trị được virus corona. (Ảnh: AFP).

Dược phẩm Chiết Giang Hải Chánh là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu tại Trung Quốc, được thành lập vào năm 1956. Đây là nhà cung cấp và sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư lớn nhất đất nước tỉ dân. 

Về doanh thu hàng năm, Chiết Giang Hải Chánh luôn chắc chắn nằm top 10 trong số 7.000 công ty dược phẩm ở Trung Quốc.

Hợp tác quốc tế được xem là một trong những trụ cột phát triển của công ty này. Nhờ thế mà công nghệ sản xuất favipiravir được ra đời. Chiết Giang Hải Chánh đã có một thỏa thuận cấp phép độc quyền về việc sử dụng favipiravir với Fujifilm Holdings, đơn vị sở hữu bằng sáng chế favipiravir, vào năm 2016.

Favipiravir là một trong ba sản phẩm hiện đang được thử nghiệm lâm sàng ở 70 bệnh nhân Covid-19, đến từ Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. China Daily đưa tin cho đến nay, các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy kết quả tích cực và tác dụng phụ rất nhẹ.

Theo Wall Street Journal, favipiravir đã cho thấy hiệu quả tốt hơn với ít tác dụng phụ hơn so với kaletra, một loại thuốc kháng HIV do công ty dược phẩm khổng lồ của Hoa Kỳ AbbVie sản xuất. Kết quả này được thử nghiệm lâm sàn tại Bệnh viện số 3 Thâm Quyến. Nghiên cứu dựa trên 80 bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới.

Một loạt thuốc kháng virus corona đang thử nghiệm ở Trung Quốc

Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng đang được thử nghiệm là chloroquine phosphate, được sử dụng để chữa trị bệnh sốt rét và remdesivir, được tạo ra để chống lại Ebola. Những loại trên đã ức chế sự phát triển của virus ở cấp độ tế bào, và đã có sự cải thiện ở những bệnh nhân sử dụng thuốc.

Trung Quốc bắt đầu bán thuốc điều trị corona - Ảnh 2.

Trung Quốc đã thử nghiệm 3 loại thuốc trước khi kết luận favipiravir có hiệu quả và ít tác dụng phụ nhất. (Ảnh: WSJ).

"Các thử nghiệm thuốc trị corona đã được kiểm chứng lâm sàn gần 200 người sau 10 ngày. Tổng cộng 168 bệnh nhân có triệu chứng nặng, 17 bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và trung bình, đã được chuyển vào 11 viện y tế trên khắp Vũ Hán", Trương Tân Miên, một quan chức của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cho biết.

Các thử nghiệm được công bố lần đầu tiên vào ngày 5/2, tại Bệnh viện Kim Ngân Than của Vũ Hán, một trong những cơ sở chính điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở thành phố tại tâm chấn của vụ dịch.

Các bệnh nhân bị bệnh nặng phải là những người phát bệnh trong vòng 12 ngày kể từ khi phát bệnh, và không thực hiện các phương pháp điều trị khác trong vòng 30 ngày qua để đủ điều kiện, theo các tiêu chí sàng lọc. 

Bệnh nhân nhẹ và trung bình muốn tham gia các thử nghiệm, phải phát bệnh trong vòng 8 ngày kể từ khi phát bệnh.

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.