Trung Quốc: Nơi vừa là 'cửa sinh' vừa là 'cửa tử' của Apple

Trung Quốc là thị trường quan trọng đóng vai trò động lực phát triển cho Apple trong suốt 5 năm qua. Ngoài những cơ hội khi gia nhập thị trường tỉ dân, gã khổng lồ công nghệ Mỹ cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức đe dọa đến hoạt động.
Vì sao đối với Apple, Trung Quốc vừa là "cửa sinh" vừa là "cửa tử"? - Ảnh 1.

Trung Quốc đã trở thành động cơ tăng trưởng quan trọng của Apple trong suốt nửa thập niên qua, khi doanh thu tăng mạnh từ 2,8 tỉ USD vào năm 2010 lên đến 59 tỉ USD năm 2015. (Nguồn ảnh: South China Morning Post).

Doanh thu tại Trung Quốc của Apple chỉ đứng sau Mỹ

Năm 2015 doanh thu của Apple tại thị trường Trung Quốc nhảy vọt lên 59 tỉ USD từ con số 2,8 tỉ USD của năm 2010. Đất nước tỉ dân trở thành một trong những thị trường lớn nhất của Apple, với sản phẩm bán chạy nhất là các dòng điện thoại iPhone, dù doanh số bán hàng có xu hướng giảm xuống trong những năm tiếp theo.

Kể từ năm 2010 đến nay, doanh thu thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 18% tổng doanh thu của Apple, chỉ đứng sau Mỹ.

Apple là biểu tượng sáng giá nhất cho các công ty Mỹ gia nhập vào thị trường Trung Quốc, và đang trở thành nhãn hiệu điện thoại được người tiêu dùng ưa chuộng tại quốc gia này.

Năm 2019, doanh thu riêng tại Trung Quốc đạt 44 tỉ USD (bao gồm cả Macau, Hong Kong và Đài Loan) với mặt hàng phổ biến nhất là iPhone, cao hơn tổng doanh thu bán hàng toàn cầu của hãng United Airlines và Nike.

Giữ một vị trí quan trọng trong thị trường Trung Quốc là vậy, Apple vẫn không thoát khỏi "đám mây đen" chủng virus corona mới gây thiệt hại.

Đại dịch Covid-19 càn quét đất nước tỉ dân suốt mấy tháng qua đã làm đóng băng các cơ sở sản xuất và các cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm, cửa hàng bán lẻ thiết bị điện tử của Apple.

Các cơ sở vật chất của Apple và các đối tác sản xuất của hãng vẫn chưa tập trung được hết các lao động nhập cư quay trở lại làm việc. Một phần cũng là do một số qui định hạn chế của Chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa được dỡ bỏ hoàn toàn.

Apple cho biết đang đốc thúc các cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc mở cửa lại dần dần, toàn bộ các nhà máy sản xuất iphone cũng đã thông báo mở cửa.

Vì sao đối với Apple, Trung Quốc vừa là "cửa sinh" vừa là "cửa tử"? - Ảnh 3.

Cảnh người dân Trùng Khánh chờ đợi bên ngoài một cửa hàng Apple mới ngày 26/7/2014. (Nguồn: People's Daily)


Vì sao đối với Apple, Trung Quốc vừa là "cửa sinh" vừa là "cửa tử"? - Ảnh 4.

Cảnh vắng vẻ tại một cửa hàng Apple tại Thành Đô, Trung Quốc đã đóng cửa vào đầu tháng 2/2020. (Nguồn: NY Times)

Hiện tại dù tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đã có dấu hiệu được kiểm soát tốt hơn, nhưng sức mua tại các cửa hàng ở Trung Quốc vẫn chưa trở lại.

Tháng trước, Apple đã đưa ra khuyến cáo cho giới đầu tư, rằng doanh thu thực tế trong quý dự kiến sẽ không đạt chỉ tiêu.

Ngày 27/2 ngay sau khi công khai thông tin, giá cổ phiếu Apple đã giảm 14,25%, còn 273,52 USD/cổ phiếu.

Vì sao đối với Apple, Trung Quốc vừa là "cửa sinh" vừa là "cửa tử"? - Ảnh 5.

Nhiều người nhận định rằng đợt bùng phát dịch bệnh này chỉ gây các mối nguy hại tạm thời, nhiều chuyên gia cho rằng Apple sẽ không dễ dàng khôi phục lại "ngôi vua" không những trông năm 2020, mà còn có thể kéo dài lâu hơn do nhiều nguyên nhân.

Sản xuất của Apple phụ thuộc vào Trung Quốc

Nhưng quá trình sản xuất của Apple phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái sản xuất công nghệ cao tập trung của Trung Quốc.

Chỉ có nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và nhân lực có trình độ của Trung Quốc mới có thể cung cấp được đầu vào cần thiết, để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng trăm ngàn thiết bị mỗi ngày của Apple – thường là con số mà hãng phải sản xuất xong trước thời điểm tung ra một dòng iPhone mới.

Vì vậy thách thức lớn nhất cho hãng công nghệ này khi kinh tế Trung Quốc khốn đốn là gián đoạn chuỗi cung ứng sản phẩm.

Vì sao đối với Apple, Trung Quốc vừa là "cửa sinh" vừa là "cửa tử"? - Ảnh 6.

Bên trong một nhà máy sản xuất của Apple tại Trung Quốc. (Nguồn: TechSpot).

Sự phụ thuộc quá lớn này đã khiến cho Apple dễ bị tổn hại trước những xung đột về chuyển giao công nghệ và căng thẳng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm 2019.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vẫn đang triển khai xây dựng các qui định mới hạn chế doanh nghiệp trong nước xuất khẩu các sản phẩm, linh kiện kĩ thuật sang Trung Quốc. 

Các rào chắn thương mại mới mọc lên sẽ khiến hoạt động sản xuất của Apple tại Trung Quốc chật vật, đặc biệt là trong hoàn cảnh nỗ lực xây dựng một trung tâm hạ tầng sản xuất mới ở Brazil của hãng đã đổ sông đổ bể.

Mặt khác, các cơ sở sản xuất tại Ấn Độ dù mang lại hiệu quả nhưng có qui mô nhỏ hơn rất nhiều, có thể nói, Apple đang bị trói buộc sản xuất vào Trung Quốc.

Vì vậy, đợt dịch Covid-19 không chỉ giáng đòn mạnh lên nền kinh tế xứ tỉ dân, mà còn là cú đấm lớn đến sản xuất của Apple.

Doanh thu của Apple tại Trung Quốc đang giảm mạnh

Trước khi dịch bệnh bùng phát, Apple công bố báo cáo kinh doanh dự kiến theo quí ngày 28/1/2020 cho thấy sự chuyển biến lạc quan khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nguội lại vào năm trước, doanh thu được ghi nhận tăng 9% ở mức 91,8 tỉ USD.

Trong đó, doanh số bán phụ kiện, linh kiện và các dịch vụ liên quan đến iPhone cũng cho thấy tín hiệu tích cực.

CEO Apple - Tim Cook, cũng thông báo công ty đã ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số trong doanh thu bán iphone, các dịch vụ và thiết bị mang riêng tại thị trường Trung Quốc.

Nhưng trong thực tế, ngoài một số phân khúc sản phẩm có mức tăng trưởng đáng kể, tổng doanh thu bán hàng tại thị trường Trung Quốc nhìn chung chỉ tăng 3%, chỉ cao hơn Nhật Bản.

Vì sao đối với Apple, Trung Quốc vừa là "cửa sinh" vừa là "cửa tử"? - Ảnh 7.

Nhân viên tư vấn mang mặt nạ tại một cửa hàng Apple ở Bắc Kinh, được mở cửa lại vào ngày 14/2. (Nguồn: AP News).

Theo báo cáo của Canalys, lượng iPhone bán ra tại Trung Quốc trong năm 2019 giảm mạnh với mức 21%, chỉ còn 27,5 triệu chiếc, dù Apple đã "hạ mình" giảm giá bán.

Doanh số bán hàng giảm mạnh đã dội một gáo nước lạnh lên triển vọng tăng trưởng trong tương lai của công ty này tại thị trường Trung Quốc.

Quan trọng nhất là về việc doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với việc bán iPhone cho thị trường này.

Với chiến lược tăng trưởng doanh thu bằng tăng lượng đăng kí sử dụng dịch vụ - chiến lược mới của Apple, công ty sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Điển hình nhất là hãng phải khôn khéo thỏa hiệp với Chính quyền Trung Quốc về các vấn đề bảo mật người dùng.

Apple luôn tự hào với phương châm tất cả các thông tin người dùng đều được mã hóa, được bảo vệ tính riêng tư tuyệt đối, và cũng sử dụng nó để tiếp thị tại thị trường Trung Quốc "không khác gì với các nơi khác trên thế giới".

Nhưng với hệ thống quản lí an sinh xã hội của quốc gia này, Chính phủ Trung Quốc yêu cầu hãng phải lưu trữ dữ liệu đám mây của người sử dụng trên các máy chủ Trung Quốc.

Hơn nữa, dưới sự kiểm duyệt của chính quyền, có nhiều sản phẩm và dịch vụ Apple không thể cung cấp cho người dùng iPhone tại Trung Quốc.

Điều này khiến cho doanh thu từ bán các ứng dụng và dịch vụ của Apple giảm sút. Sự hạn chế này cũng khiến cho thiết bị của hãng kém hấp dẫn hơn so với các hãng điện thoại khác.

Ngoài ra, doanh số bán các phụ kiện tích hợp với iPhone như airPod và đồng hồ thông minh phụ thuộc rất nhiều vào doanh số bán hàng của dòng sản phẩm này.

Apple sẽ không chịu thua ở Trung Quốc 

Dù đối mặt với nhiều thách thức lớn, Apple vẫn tìm kiếm các cơ hội mới tại thị trường béo bở này.

Hãng đã tiết lộ thông tin sẽ có một dòng iPhone tích hợp công nghệ mạng 5G mới, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm 2020, với tốc độ kết nối được cải thiện mang đến trải nghiệm tôi ưu.

Vì sao đối với Apple, Trung Quốc vừa là "cửa sinh" vừa là "cửa tử"? - Ảnh 8.

Ba dòng iPhone mới sẽ được tích hợp công nghệ 5G, dự kiến ra mắt cuối năm 2020. (Nguồn: NewsBeezer).

Tuy nhiên, doanh thu của dòng sản phẩm mới này vẫn là một dấu hỏi, và cho dù iPhone 5G có đem lại hiệu quả tích cực, nó cũng chỉ là biện pháp tạm thời.

Khi các mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, Apple sẽ bị rơi vào thế bí do sự phụ thuộc vào khách hàng Trung Quốc và đặc biệt là các chuỗi cung ứng tại đây.

Với tình hình hiện tại, một đà tăng trưởng mạnh mẽ như nửa thập kỉ trước ở thị trường Trung Quốc là ước mơ xa xỉ với công ty công nghệ hàng đầu thế giới này.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.