Thất nghiệp vì dịch Covid-19, tài xế Mỹ thêm mối lo Uber, Lyft trục lợi trên gói trợ cấp thất nghiệp của mình

Các tài xế tại bang California (Mỹ) tỏ ra e ngại khi nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, vì việc này có thể làm suy yếu cuộc chiến chống lại Uber, Lyft và các công ty khác, để được coi là nhân viên thay vì là người lao động độc lập.
Các tài xế lo lắng hãng xe Uber, Lyft trục lợi từ gói trợ cấp thất nghiệp của mình - Ảnh 1.

Tài xế và hành khách cùng đeo khẩu trang khi ở trong xe hơi, để tránh lây nhiễm Covid-19 tại sân bay quốc tế San Francisco, California, Mỹ, vào ngày 4/5. (Ảnh: David Paul Morris/Bloomberg via Getty Images).

Leonardo Diaz, một tài xế của hãng Uber và Lyft, đã thất nghiệp hơn hai tháng. Người đàn ông 51 tuổi này không làm tài xế nữa vì lo lắng có thể bị lây nhiễm Covid-19 cho bản thân và gia đình.

Thế nhưng Diaz cũng e ngại nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, trong khi gần 39 triệu người Mỹ đã làm vậy kể từ hồi giữa tháng 3, trong lúc đại dịch Covid-19 đang lây lan.

Các tài xế lo lắng hãng xe Uber, Lyft trục lợi từ gói trợ cấp thất nghiệp của mình - Ảnh 2.

Số người thất nghiệp do Covid-19 tại Mỹ. (Đồ họa: CNBC).

Một mặt, Diaz cần sự hỗ trợ về tài chính, mặt khác, ông nghĩ việc xin trợ cấp thất nghiệp có thể làm suy yếu cuộc chiến của ông và những đồng nghiệp chống lại Uber, Lyft và các công ty khác trong nền kinh tế GIG, để được coi là nhân viên thay vì là người lao động độc lập.

"Tôi cảm thấy rằng họ sẽ tận dụng thời cơ có dịch Covid-19 rồi nói chúng tôi là những người lao động độc lập", Diaz cho biết.

Nhân viên khác gì so với người lao động độc lập?

Bang California đã thông qua một đạo luật vào năm ngoái, yêu cầu các công ty GIG coi những người lao động độc lập là nhân viên, trở thành tiểu bang đầu tiên áp dụng đạo luật này. Đạo luật này có hiệu lực vào hồi tháng 1 nhưng đang trong vòng thử thách trước tòa án.

Nền kinh tế GIG (tiếng Anh: Gig Economy) là nền kinh tế mà trong đó mọi người thường làm việc bán thời gian hoặc tạm thời, trong đó các công ty có xu hướng thuê những người làm việc độc lập và tự do, thay vì nhân viên toàn thời gian. Các công ty này được gọi là công ty gig.

Nhân viên hợp đồng không được hưởng các lợi ích tại nơi làm việc của họ, chẳng hạn như bảo hiểm y tế được tài trợ bởi người sử dụng lao động hoặc nghỉ có lương.

Và, khi đại dịch trở thành nỗi ám ảnh trên toàn cầu, các công ty có những khiếu nại khác nhau liên quan đến những người lao động độc lập về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp.

Luật cứu trợ Covid-19 của Mỹ trị giá 2,2 nghìn tỉ đô la ban hành vào tháng 3 đã mở rộng trợ cấp thất nghiệp cho những nhóm người không đủ điều kiện trước đây, ví dụ như người kinh doanh tự thân và người lao động độc lập, thông qua một chương trình mới có tên gọi là Hỗ trợ thất nghiệp Đại dịch (PUA), tách biệt với hệ thống bảo hiểm thất nghiệp thông thường của một tiểu bang.

Hơn 6 triệu người Mỹ đã được hưởng lợi từ chương trình này kể từ ngày 2/5, với gần 30% tổng số đến từ California, theo Bộ Lao động Mỹ.

Diaz và các tài xế khác lo ngại rằng các công ty GIG sẽ xem đơn đăng kí nhận lợi ích PUA như một sự thừa nhận, rằng trên thực tế các tài xế là những người lao động độc lập thay vì nhân viên, vì họ tự xác nhận rằng mình tự làm việc và hưởng lợi ích từ PUA. Nhân viên nhận được trợ cấp thất nghiệp thông qua hệ thống thất nghiệp thông thường của các tiểu bang, chứ không phải chương trình PUA mới.

Ismael Perez, một tài xế Uber và Lyft toàn thời gian, đã nộp đơn xin trợ cấp PUA ở California trước khi nghe thông tin từ một tổ chức địa phương, Liên minh Người lao động Tự do, về mối nguy cơ tiềm ẩn.

Perez, sống ở thành phố La Habra Heights, bắt đầu nhận khoản thanh toán thất nghiệp hàng tuần là 767 đô la. Nhưng anh sợ việc nộp đơn xin trợ cấp PUA sẽ khiến mình phải trả lại hàng ngàn đô la, bơi anh ta tin là đã nợ các công ty vận hành theo mô hình ride-share về việc đi làm ngoài giờ, với tư cách là nhân viên, ngoài việc thiết lập lại phong trào lái xe rộng mở hơn.

Các tài xế lo lắng hãng xe Uber, Lyft trục lợi từ gói trợ cấp thất nghiệp của mình - Ảnh 4.

(Đồ họa: CNBC)



chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.