Nghỉ thai sản xong nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Theo Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do đó doanh nghiệp và người lao động sẽ không đóng bảo hiểm thất nghiệp vào thời gian này.

Tôi đóng BHXH từ năm 2014, tháng 5/2017 thì tôi nghỉ việc. Tháng 7/2017 tôi có lãnh BHTN được 3 tháng sau đó tôi không đóng BHXH nữa.

Đến tháng 8/2018 tôi đi làm lại và công ty đóng BHXH cho tôi từ tháng 9/2018. Đến hết tháng 3/2019 này tôi xin nghỉ thai sản.

Vậy nếu tôi nghỉ thai sản 6 tháng xong tôi không đi làm lại thì có được lãnh BHTN không?

NgocHoang_VeMBay

Nghỉ thai sản xong nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật việc làm năm 2013, người lao động tham gia BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng các điều kiện:

"Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này…".

Như vậy, nếu bạn đáp ứng các điều kiện nêu ở Điều 49 Luật việc làm và không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 46 Luật việc làm thì bạn có thể nộp hồ sơ để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định:

"2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị".

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ- BHXH quy định:

"Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng".

Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn đã đóng 7 tháng bảo hiểm trước khi sinh con và có 6 tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản xong nghỉ việc.

Với trường hợp này, bạn có 6 tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động là nghỉ hưởng chế độ thai sản thì vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.

Như vậy, bạn không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Chế độ thai sản 2019 đối với vợ, chồng có tham gia BHXH? Chế độ thai sản 2019 đối với vợ, chồng có tham gia BHXH? Gây thiệt hại tài sản, người lao động phải bồi thường và bị sa thải? Gây thiệt hại tài sản, người lao động phải bồi thường và bị sa thải? Đóng BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?Đóng BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.