Tăng lương tối thiểu vùng, người lao động được hưởng lợi gì?

Lương tối thiểu vùng mới này chia làm 4 mức, chênh nhau từ 160.000 - 200.000 đồng tuỳ khu vực. Vậy, người lao động được lợi gì?
 

Nghị định 157/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành vào ngày 16/11/2018 nhằm quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2019 như sau: Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng; vùng II: 3.710.000 đồng/tháng; vùng III: 3.250.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 160.000-200.000 đồng/tháng.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

tang luong toi thieu vung nguoi lao dong duoc huong loi gi
Ảnh minh họa.

Mức lương tối thiểu vùng được quy định là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.

Việc tăng lương tối thiểu vùng chỉ có lợi cho người lao động trong trường hợp người lao động làm việc ở địa bàn có mức sống thấp, mức lương hiện tại dưới mức lương tối thiểu vùng.

Tăng lương sẽ giúp cho đối tượng này có thêm tiền để chi trả cho cuộc sống hàng ngày, đảm bảo mức sống tối thiểu chung. Với những người lao động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mức lương người lao động nhận được là mức lương thỏa thuận với doanh nghiệp và thường cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng.

Do đó, việc tăng lương tối thiểu vùng không có nhiều ý nghĩa đối với bộ phận người lao động này.

Về phía doanh nghiệp, tăng lương tối thiểu vùng có thể dẫn đến chi phí nhân công tăng; các khoản trích nộp đóng bảo hiểm tăng, ảnh hưởng đến sản xuất… và vô tình tạo áp lực cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bị tác động lớn về tăng lương tối thiểu chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giày, dệt may, thủy sản.

Ngoài ra, Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại.

Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Để tìm hiểu thêm về những quy định liên quan, bạn đọc tham khảo: Nghi_dinh_157.pdf

tang luong toi thieu vung nguoi lao dong duoc huong loi gi Chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ 2019

Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành vào ngày 16/11/2018 nhằm quy ...

tang luong toi thieu vung nguoi lao dong duoc huong loi gi Tăng lương tối thiểu vùng 2019, mức đóng BHXH tăng bao nhiêu?

Từ năm 2019, mức lương tối thiểu vùng điều chỉnh tăng thêm từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng, như vậy mức lương thấp nhất để đóng ...

tang luong toi thieu vung nguoi lao dong duoc huong loi gi Lương tối thiểu vùng 2019 tăng thêm từ 160-200 nghìn đồng

Sáng nay 13/8, đại diện giới sử dụng lao động và người lao động đã tìm được tiếng nói chung về mức tăng lương tối ...

tang luong toi thieu vung nguoi lao dong duoc huong loi gi Lương tối thiểu vùng 2019 có thể tăng bao nhiêu?

Căn cứ vào tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan, TLĐLĐVN đang đề xuất mức tăng là 8%, song vẫn chưa nhận được ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.