Người Mỹ tiêu tiền như thế nào trong đại dịch?

Dịch Covid-19 đến từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) đã làm đảo lộn hoàn toàn thói quen chi tiêu của người Mỹ chỉ trong vỏn vẹn một tháng.

Đại dịch Covid-19 là cú sốc lớn với nền kinh tế lớn nhất thế giới và thay đổi hoàn toàn cuộc sống thường ngày của người dân Mỹ. Một trong những tác động dễ thấy nhất là cách người Mỹ chi tiêu.

Chỉ trong vỏn vẹn vài tuần, các ngành kinh tế trụ cột của Mỹ gần như tê liệt. Các sân bay, nhà hàng, trung tâm mua sắm đột nhiên trống rỗng. Ở nhiều bang, hàng loạt sân golf và cửa hàng bán đồ xa xỉ bị yêu cầu đóng cửa.

Người Mỹ tiêu tiền như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 1.

Dịch virus corona khiến chi tiêu của người Mỹ thay đổi. (Ảnh: New York Times).

“Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến mức giảm chi tiêu mạnh đến vậy”, New York Times dẫn lời nhà kinh tế Luke Tilley thuộc Wilmington Trust nhận định.

New York Times mô tả tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Mỹ thông qua các biểu đồ dựa trên dữ liệu của Earnest Research. Theo đó, những công ty như Walmart, Amazon và Uber Eats chứng kiến doanh thu tăng đột biến. Tuy nhiên, doanh thu của một số doanh nghiệp khác gần như bằng 0.

Người Mỹ tiêu tiền như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 2.

Các hãng hàng không, công ty du thuyền, phòng tập thể hình bị ảnh hưởng nặng nề, trong khi lĩnh vực giao đồ ăn, video game hưởng lợi. (Ảnh: New York Times).

Cách người dùng chi tiêu quyết định sự sinh tồn của doanh nghiệp. Trong 3 tuần qua, gần 17 triệu người lao động Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Vẫn không ai biết đến bao giờ tình hình mới khả quan hơn, vậy nên người dùng vẫn sẽ chi tiêu khác đi trong vài tháng tới.

Cửa hàng tạp hóa đắt khách

Các nhà hàng đóng cửa, người Mỹ bị mắt kẹt ở nhà khiến doanh thu của các cửa hàng tạp hóa tăng vọt. Trong các ngày 11-18/3, doanh số bán hàng tạp hóa tăng 79% so với cùng kì năm ngoái. Các mặt hàng như mì ống, bột mì, giấy vệ sinh, xà phòng, đồ hộp trở nên phổ biến. Dịch vụ giao hàng tạp hóa và giao đồ ăn thắng lớn.

“Mọi người đều lo lắng về ảnh hưởng tài chính của dịch Covid-19, nhưng thế hệ Millennials (những người sinh vào những năm 1980, 1990 đến đầu những năm 2000) thay đổi hành vi tiêu dùng hơn cả”, Greg Petro, CEO của First Insigh, nhận định.

Người Mỹ tiêu tiền như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 3.

Doanh thu của các cửa hàng tạp hóa tăng mạnh. (Ảnh: New York Times).

Một cuộc khảo sát của First Insight chỉ ra 39% người tiêu dùng trẻ tuổi ở Mỹ ít mua sắm ở các cửa hàng hơn và 30% chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến.

“Dựa trên dữ liệu, chúng tôi nhận thấy khách hàng đang nấu ăn tại nhà nhiều hơn. Họ tiêu thụ các thực phẩm tươi để giữ sức khỏe”, Giám đốc bán hàng Scott Crawford của dịch vụ đặt hàng trực tuyến FreshDirect tiết lộ.

Ngành du lịch tê liệt

Trong khi đó, nỗi lo sợ dịch bệnh và các quy định giãn cách xã hội khiến ngành du lịch chết đứng. Không còn ai chi tiêu cho các hãng hàng không, khách sạn, du thuyền và thuê xe.

Người Mỹ tiêu tiền như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 4.

Ngành du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19. (Ảnh: New York Times).

Các trang web đặt phòng du lịch trực tuyến như Expedia, Airbnb và Priceline chứng kiến doanh số rơi tự do.

Tình hình càng ngày càng tệ hại. Doanh số trong lĩnh vực du lịch lao dốc mạnh trong tháng qua với doanh thu từ ngày 25/3 đến 1/4 sụt giảm 85% so với cùng kì năm ngoái.

Nhà hàng đóng cửa

Trong các cuộc suy thoái trước đây, các doanh nghiệp dịch vụ khách hàng như nhà hàng vẫn hoạt động tương đối tốt. Nhưng lần này, giãn cách xã hội buộc mọi nhà hàng trên khắp nước Mỹ phải đóng cửa. Các công ty từ Momofuku đến McDonald's đều bị giáng đòn choáng váng.

Người Mỹ tiêu tiền như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 5.

Ngành dịch vụ nhà hàng bị ảnh hưởng mạnh, ngoại trừ các công ty chuyển sang dịch vụ giao hàng trực tuyến. Ảnh: New York Times.

Tình hình tồi tệ của ngành công nghiệp nhà hàng không khiến tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng vọt, mà còn có khả năng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng của nền kinh tế hàng đầu thế giới.

“Ngành dịch vụ thường giúp nền kinh tế không rơi xuống ngưỡng quá thấp. Trong trường hợp này, việc người tiêu dùng không được tiêu tiền vào nhiều dịch vụ (nhà hàng, quán ăn) sẽ khiến cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm”, chuyên gia Tilley nhận định.

Chuyển từ xem phim rạp sang xem phim trực tuyến

Đối với ngành truyền thông và giải trí, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, trong khi một số tay chơi chơi thắng lớn. Hiện, các rạp chiếu phim, công viên giải trí, các câu lạc bộ và sân khấu ở Mỹ đều đóng cửa.

Người Mỹ tiêu tiền như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 6.

Các công ty trò chơi và dịch vụ phát trực tuyến chứng kiến doanh thu tăng nhanh. (Ảnh: New York Times).

Nhưng những công ty trò chơi như Twitch và Nintendo, hay các dịch vụ phát hành phim và nhạc trực tuyến như Netflix, Spotify đang chứng kiến lượt người dùng bùng nổ.

Bán lẻ truyền thống ế khách

Trước khi dịch virus corona xuất hiện tại Trung Quốc rồi lan rộng khắp thế giới, ngành bán lẻ Mỹ đã chật vật để thích nghi với sự bùng nổ của thương mại điện tử và hàng loạt chương trình giảm giá.

Người Mỹ tiêu tiền như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 7.

Người tiêu dùng không còn mua đồ xa xỉ, quần áo, giày dép. (Ảnh: New York Times).

Cuộc khủng hoảng hiện nay làm tình hình tệ hại hơn nhiều. Doanh thu của các cửa hàng bách hóa, thời trang nhanh và giày dép sụt giảm mạnh trong vài tuần gần đây.

Tàu điện ngầm, phòng gym trống rỗng

Chi tiêu cho giao thông cũng không khả quan hơn khi đường phố và tàu điện ngầm trống rỗng. Phần lớn người Mỹ làm việc tại nhà, điều này đồng nghĩa với việc các công ty như Uber, Lyft và bãi đậu xe ế khách.

Những công ty chia sẻ scooter như Lime và Bird cũng chịu đòn chí mạng. Cùng với đó là sự sụt giảm của doanh số bán xe và phụ tùng xe.

Người Mỹ tiêu tiền như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 8.

Chi tiêu cho giao thông giảm mạnh. (Ảnh: New York Times).

Ngoài ra, chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng giảm. Không còn ai đến phòng tập thể hình vào những ngày này, khiến hàng loạt công ty như 24 Hour Fitness và SoulCycle điêu đứng. 

Các công ty làm đẹp như Sephora và Great Clip cũng ế khách.

Người Mỹ tiêu tiền như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 9.

Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của sụt giảm. (Ảnh: New York Times).

Không những vậy, chi tiêu trong ngành y tế cũng sụt giảm. Những người mắc bệnh ngoài Covid-19 không dám đến bệnh viện hay trung tâm y tế để khám chữa.

Một số bệnh viện thậm chí phải cắt giảm lương của bác sĩ, y tá và những vị trí khác. “Đáng ngạc nhiên là chúng ta thực sự thấy chi tiêu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sụt giảm, ngay cả trong thời điểm này”, chuyên gia Tilley bình luận.


chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.