Khi các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới đang tiếp tục chiến đấu với đại dịch Covid-19, các bác sĩ và y tá xứng đáng được coi là những anh hùng. Mặc dù thế, những người dọn dẹp vệ sinh nơi bệnh viện, tuy cũng là những cá nhân cùng đứng ở tuyến đầu như bác sĩ, y tá, nhưng gần như họ không nhận được lời khen tặng, động viên.
Dù vậy, họ luôn tự hào và tận tụy với công việc của mình, và đảm bảo mọi thứ sau khi được lau dọn vừa sạch sẽ vừa an toàn.
Don LeBlanc, Jr., một nhân viên lau dọn tại Trung tâm y tế khu vực Southlake ở Newmarket, Ontario - Canada, cho biết: "Tôi thấy vui khi nhìn mọi thứ trở nên đẹp đẽ sau khi lau dọn. Tôi chưa bao giờ có suy nghĩ phải loại bỏ vi khuẩn cả".
LeBlanc kiếm được khoảng 25 đô la Canada (tương đương với khoảng 17,30 đô la Mỹ) trong mỗi tiếng lau dọn, công việc này cũng chỉ nhiều hơn việc gác cổng trường học khoảng một hoặc hai đô la. Ông cũng nhận được tiền trợ cấp từ công đoàn ở bệnh viện của mình. LeBlanc chia sẻ: "Tôi sẽ không giàu có, nhưng tôi có thể làm chủ cuộc sống".
Trong khi nhiều doanh nghiệp trên thế giới đóng cửa, dẫn đến sa thải hàng loạt các nhân viên dọn vệ sinh, thì các nhân viên lau dọn tại bệnh viện đang có công việc ổn thỏa hơn bởi các bệnh viện đón nhận hàng loạt ca nhiễm Covid-19. LeBlanc cho biết: Ông có nhiều việc để làm hơn, dọn dẹp mọi thứ ở phòng bệnh nhân trong ca làm việc thường ngày từ 6 giờ chiều đến 2 giờ sáng. Hiện giờ, công việc của ông đôi lúc còn tăng lên 10 - 12 tiếng mỗi ngày.
LeBlanc gia nhập bệnh viện sau khi làm việc suốt 20 năm, để xử lí các đơn tín dụng tại ngân hàng TD của Canada. Ông thuê một ngôi nhà nhỏ và sống cùng với hai đứa con trai. Không thể có việc làm toàn thời gian tại bệnh viện khiến cho tình hình tài chính của ông bấp bênh hơn, nhưng ông cho biết mình thực sự yêu thích công việc này. Ông hi vọng có thể chuyển sang một công việc khác trong bệnh viện.
Trong cái nhìn của ông, bệnh viện là nơi yên tĩnh và sạch sẽ. Ông cho biết: "Quang cảnh ở đây rất tích cực, các nhân viên tuyến đầu như y tá, bác sĩ đều cùng hỗ trợ lẫn nhau trong bệnh viện".
LeBlanc khá may mắn khi làm công việc chuyên lau dọn tại bệnh viện trong đại dịch lần này. Các công ty khác rõ ràng đã suy thoái trong kinh doanh, kể từ khi qui định giữ khoảng cách xã hội được ban hành ở nhiều thành phố và tiểu bang trên cả nước.
Trong khi đó, những người dọn dẹp bệnh viện thường được đào tạo ở mức độ cao hơn so với những lao công khác. Trước khi LeBlanc bắt đầu công việc của mình vào hai năm trước, Trung tâm Y tế Khu vực Southlake đã đào tạo ông về cách sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân, và thông số kĩ thuật của một số hóa chất trong khoảng 6 tuần. Ngoài ra, còn có các khóa học bồi dưỡng trực tuyến thường xuyên.
Tuy nhiên, trước khi các công ty lau dọn vệ sinh của Mỹ có thể tăng cường các dịch vụ bệnh viện, họ sẽ cần phải giải quyết sự thiếu hụt thiết bị bảo vệ cá nhân.
Gough cho biết đối với công ty của ông hiện giờ, thách thức lớn nhất đó là bảo đảm các thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết cho những người dọn dẹp trong các cơ sở y tế để thực hiện công việc. "Ban quản lí của chúng tôi đang rất cố gắng để đảm bảo nguồn cung ứng", ông nói thêm.
Southlake đã tổ chức một lớp học khác cho nhân viên của mình để đào tạo lại họ về việc sử dụng các thiết bị bảo hộ. LeBlanc nói rằng một sai lầm mà mọi người thường mắc phải là quên không đổi găng tay có vi khuẩn, trong khi họ lột bỏ những thứ khác.
"Tôi từng chứng kiến, mọi người lột bỏ mọi thứ ngoại trừ găng tay. Đó là một việc không nên làm", ông cho biết.
Và trong khi các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có bảo hiểm y tế tốt hơn cùng các lợi ích đi kèm khác, thì nhân viên lau dọn bệnh viện có thể không được như vậy. Là một người làm bán thời gian, LeBlanc chỉ nhận được các phúc lợi nếu ông ấy trả tiền cho một chương trình cụ thể.
LeBlanc đôi khi thường nhớ tới đứa con gái của mình, đã ra đi vì bệnh ung thư, trong khi đang dọn dẹp bệnh viện. "Tôi có hai cậu con trai và tôi không muốn chúng bị bệnh. Đó là lí do tại sao tôi làm công việc này. Các y tá và bác sĩ ở đây đều là những người phi thường. Họ đã kiệt sức nhưng vẫn tiếp tục làm việc, vì họ muốn làm điều tốt nhất cho bệnh nhân của mình. Tôi cũng muốn trở thành người như vậy".
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020