Tại Pháp, riêng chỉ trong hai tuần qua, khoảng 4 triệu công dân ở đây đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Trong khi 800.000 lao động bị mất việc làm ở Tây Ban Nha trong tháng 3
Không thể không nói đến số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp kỉ lục của Mỹ, với 6,6 triệu người vào tuần trước, theo Bộ Lao động Mỹ thông báo vào hôm qua.
Con số khổng lồ này nhiều hơn gấp đôi kỉ lục cũ ở mức 3,3 triệu đơn xin trợ cấp được công bố 2 tuần trước, và cao hơn nhiều so với các dự báo của các nhà kinh tế.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối của tháng 3, hơn 10 triệu người Mỹ đã nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mới, cho thấy con số tỉ lệ thất nghiệp đáng e ngại trong nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
"Con số này là đúng và nó sẽ còn tăng lên một mức kinh khủng khác", Chuyên gia kinh tế trưởng Torsten Slok của Deutsche Bank Securities nhận định. "Nó đang cho thấy kịch bản tồi tệ nhất của chúng tôi về tốc độ sa thải nhân viên đang trở thành hiện thực".
"Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao, là dấu hiện cho biết các chương trình kích thích của chính phủ đã quá muộn, được đưa ra khi các công ty đã có quyết định ứng phó với khủng hoảng", ông nói thêm..
Tiểu bang California vừa qua đã báo cáo số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp kỉ lục là 878.727 người, tiểu bang Pennsylvania là 405.880 người, và tâm chấn dịch của Mỹ - New York đã báo cáo 366,403 đơn xin trợ cấp mới.
Châu Âu cũng không ngoại lệ, bức tranh việc làm u ám đang bao trùm không khí nơi đây.
Chính phủ các quốc gia châu Âu đang tích cực sử dụng ngân quĩ nhà nước tài trợ cho các chương trình kích thích kinh tế và cứu trợ, nỗ lực hạn chế người dân bị mất việc làm lâu dài.
Khoảng 4 triệu công dân Pháp, tương đương 1/5 phân khúc lao động khu vực tư nhân nước này, đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tạm thời chỉ trong vòng hai tuần, theo dữ liệu được chính quyền Paris công bố hôm qua.
Tây Ban Nha - nơi có số ca mắc virus Covid-19 cao thứ ba sau Mỹ và Ý - ghi nhận số người thất nghiệp nhảy vọt lên mức cao nhất trong lịch sử, với hơn 800.000 lao động bị sa thải vào tháng trước.
Đất nước này vật lộn với mức tỉ lệ thất nghiệp 14%, phần lớn là những lao động hợp đồng vốn chiếm hơn 1/4 lực lượng lao động của Tây Ban Nha.
Ở Anh, gần 1 triệu người đã nộp đơn xin tín dụng toàn cầu - một chương trình phúc lợi nhà nước.
Trong khi ở Ireland, trong vòng chưa đầy một tuần đã có khoảng 34.000 công ty đã đăng kí chương trình trợ cấp lương của chính phủ.
Số lao động mất việc làm gia tăng mạnh sau khi các chính phủ trên toàn thế giới thực thi các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm khắc, để đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19.
Các hạn chế này đã buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa, đồng thời gây cản trở thương mại quốc tế, giao thương giữa các quốc gia.
Thị trường tài chính toàn cầu bị vùi dập, lo sợ trước một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới, được cho là sẽ còn khủng khiếp hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, đang hiện hữu rất rõ.
Tình hình hiện tại cũng đang dấy lên các lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ thị trường mới nổi, trong tình hình giá hàng hóa sụt giảm, và các loại tiền tệ giảm mạnh so với đồng đô la Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng trước vẫn còn khá lạc quan, với khả năng ứng phó của Mỹ trước cơn đại dịch Covid-19 này.
Trong tuần này, ông đã đưa ra cảnh báo số người chết ở Mỹ do virus Covid-19 có thể lên tới 240.000 người, ngay cả khi người dân Mỹ tuân theo các hướng dẫn khảng cách an toàn xã hội một cách nghiêm nghặt. Các qui tắc an toàn xã hội đã được Nhà Trắng khuyến nghị duy trì thực thi cho đến cuối tháng 4.
Ông đã tuyên bố: "Toàn nước Mỹ hãy sẵn sàng cho hai tuần chiến đấu trong "đau đớn" sắp tới".
Chính phủ các nước phương Tây tung ra hàng loạt các gói giải cứu kinh tế trị giá hàng tỉ USD, nhằm giảm bớt tác động của đại dịch lên các nền kinh tế.
Dù vậy, nhiều công ty vẫn đang buộc phải sa thải hoặc cho nhân viên nghỉ phép không lương với số lượng lớn, đặc biệt là các ngành bán lẻ, dịch vụ khách sạn.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020