Dịch Covid-19 phơi bày cách Singapore đối xử đối với lao động nhập cư

Phải sống trong những khu kí túc xá chật hẹp, ít được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế và bị phân biệt đối xử, khiến cho người lao động nhập cư ở Singapore trở nên dễ tổn thương hơn, nhất là khi dịch Covid-19 bùng phát.
Singapore  - Ảnh 1.

Các lao động nhập cư sống ở các căn nhà tập thể tại Singapore, ngày 6/4. (Ảnh: Reuters)

Các trường hợp mắc Covid-19 ở Singapore trong đợt bùng phát thứ 2 đa số được xác nhận chủ yếu là người lao động nhập cư sống tại các khu nhà ở tập thể, chiếm tới 86%. Mức lương hàng tháng ở mức thấp buộc họ phải ở trong các khu kí túc xá tập trung với số lượng người trong một phòng quá đông đúc.

Điều này cũng cho thấy những điểm yếu trong việc họ tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Singapore. Không chỉ nhận mức lương thấp, đáng lo ngại hơn là những người này không tự nguyện báo cáo việc lạm dụng, hoặc những vi phạm trong việc sử dụng lao động, vì sợ bị phía chủ lao động trả thù. Nỗi sợ hãi này đã tạo ra một lực lượng lao động nhập cư luôn tỏ rõ thái độ phục tùng, rất khó để họ khẳng định quyền của mình cho điều kiện sống và làm việc tốt hơn. 

Và người ta càng thấy rõ hơn tác động của vấn đề này khi làn sóng dịch bệnh thứ hai lây lan ở Singapore.

Những tuần gần đây, người lao động nhập cư đã được hỗ trợ bởi các tình nguyện viên và các nhân viên tuyến đầu quyên góp các nhu yếu phẩm như thực phẩm, khẩu trang và điện thoại có cài đặt dịch vụ top-ups.

Nhưng chính phủ, các công ty và người dân Singapore cần phải coi đây là một hồi chuông cảnh tỉnh: Không để người lao động nhập cư sống trong môi trường sinh hoạt như vậy. Đại dịch Covid-19 đã định hình lại nhiều khía cạnh trong cuộc sống, và cần thay đổi thái độ đối xử đối với người lao động nhập cư trong xã hội.

Trải nghiệm của HOME, một tổ chức phi chính phủ độc lập làm việc về các vấn đề về di cư trong 15 năm, đã làm sáng tỏ lí do tại sao thái độ phân biệt đối xử như vậy vẫn còn tồn tại sâu sắc trong xã hội này. 

"Chúng tôi đã phát hiện ra rằng nhiều người Singapore và người sử dụng lao động tin rằng việc phân biệt đối xử với người lao động nhập cư là điều có thể chấp nhận được. Vì đó là một đặc ân đối với họ khi làm việc tại một quốc gia thuộc hàng đầu trên thế giới như Singapore".

Người lao động Singapore tiếp cận chính sách của HOME thường phàn nàn về việc lạm dụng bằng lời nói của người sử dụng lao động, thời gian làm việc kéo dài và bị từ chối cho nghỉ ngơi hàng tuần một cách hợp pháp. Trong khi đó, với người lao động nhập cư, các nhà tuyển dụng cho rằng họ nên biết ơn khi kiếm được mức lương cao hơn nhiều so với ở nước của họ, và gia đình họ sẽ phải khổ sở nếu họ không có cơ hội làm việc ở đây".

Singapore cần phải thay đổi nhận thức về sự phân biệt đối xử đối với người lao động nhập cư - Ảnh 2.

Một công nhân nhập cư đang kiểm tra nhiệt độ trước khi rời kí túc xá. Nhiều người Singapore tin rằng việc phân biệt đối xử với người lao động nhập cư là có thể chấp nhận được. (Ảnh: Getty)

Điều ít ai biết, đó là người lao động nhập cư thường phải đi vay một khoản tiền khổng lồ với lãi suất cắt cổ để trả cho các đại lí tuyển dụng. Khoảng khoản tiền đó lên tới hơn 8.000 đô la Singapore (~ 5.700 đô la Mỹ), để đến và làm việc tại Singapore. 

Đối với những công nhân này, chủ yếu làm việc tại các ngành xây dựng và hàng hải, một ngày làm việc của họ rất dài, họ thường phải làm việc tăng ca, cộng với thời gian di chuyển đến các địa điểm làm việc từ rìa thành phố nơi họ sinh sống, nhưng một số người cũng chỉ kiếm được 300 - 400 đô la Singapore một tháng.

Những người lao động nhập cư làm công việc dọn dẹp tại các khu nhà ở công cộng kiếm được trung bình 500 - 800 đô la Singapore một tháng, trong khi đó người lao động Singapore làm công việc dọn dẹp được đảm bảo mức lương tối thiểu là 1.200 đô la Singapore, theo Mô hình Tiền lương Lũy tiến.

Một nghiên cứu năm 2019 của Tổ chức Lao động Quốc tế và Hội phụ nữ của Liên Hiệp Quốc, có tên là "Thái độ của công chúng đối với người lao động nhập cư ở Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Thái Lan" đã chứng thực một số quan sát thực tế của HOME.

Nghiên cứu báo cáo rằng 52% số người tham gia khảo sát từ dân số nói chung ở Singapore, nghĩ rằng tỉ lệ tội phạm đã tăng lên là do người nhập cư. Tăng cường sự hiện diện của cảnh sát tại các khu vực nơi người lao động nhập cư tụ tập; lập rào chắn ngăn họ vào khu dân cư; và cấm người lao động trong nước sử dụng các phương tiện trong nhà chung cư, là bằng chứng cho thấy thái độ của họ đã củng cố sự phân biệt đối xử và rập khuôn đối với người nhập cư.

Bất kì thay đổi bền vững nào về thái độ xã hội và chính sách người lao động nhập cư cũng yêu cầu kiểm tra trung thực quá trình hoạch định chính sách, các yếu tố tác động đến quy hoạch thành phố và cách họ thúc đẩy sự tương tác thay vì phân biệt đối xử đối với người lao động nhập cư. Người Singapore có thể lựa chọn duy trì thực trạng, hoặc bắt đầu một phong trào, thay đổi xã hộ,i nhưng với quan điểm thuận lợi hơn cho hội nhập và dựa trên sự đồng cảm. 

Đây là những việc cần phải thực sự thay đổi từ cuộc khủng hoảng y tế lần này, nơi người Singapore nhận thức được cả trách nhiệm cá nhân và tập thể.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.