Chính phủ vừa ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Trong đó, bổ sung quy định thời hạn thanh toán quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Cụ thể, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Ảnh minh họa. |
Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 của Bộ luật lao động hoặc sáp nhận, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của Bộ luật lao động.
Nghị định cũng bổ sung quy định tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Cụ thể, tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 hoặc Khoản 2 Điều 43 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Ngoài ra, thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động khi tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm bao gồm:
- Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho NSDLĐ theo hợp đồng lao động;
- Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định;
- Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị TNLĐ-BNN mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định;
- Thời gian nghỉ hàng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 110, 111, 115 và Khoản 1 Điều 116 Bộ luật lao động;
- Thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn;
- Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định mà được người sử dụng lao động trả lương;
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 Bộ luật lao động.
Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2018.
Chấm dứt hợp đồng với giảng viên khoa Luật bị tố quấy rối nữ sinh
Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) đơn phương chấm dứt hợp đồng với giảng viên Nguyễn Hùng Cường vì lý do thường xuyên ... |
Vừa chấm dứt hợp đồng với hàng trăm người nhưng Đắk Lắk vẫn thiếu cả nghìn giáo viên
Mặc dù tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) vừa qua có hơn 500 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, ... |
Tin tức giáo dục hôm nay (20/9): BTC thông tin chính thức điểm thi tốt nghiệp của Hoa hậu Trần Tiểu Vy
500 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng viết thư gửi Thủ tướng, BTC thông tin chính thức điểm thi tốt nghiệp của Hoa hậu ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |