Chế độ thai sản 2019 đối với vợ, chồng có tham gia BHXH?

Thai sản là một trong những chế độ được quan tâm hàng đầu của chính sách bảo hiểm xã hội. Khi vợ sinh con, chế độ thai sản của vợ, chồng được pháp luật quy định như thế nào?
Chế độ thai sản 2019 đối với vợ chồng có tham gia BHXH?  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thứ nhất, về điều kiện (Điều 31 Luật BHXH năm 2014)

Đối với lao động Nam thì phải đang tham gia đóng BHXH và có vợ sinh con;

Đối với lao động Nữ thì phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Thứ hai, về chế độ thai sản đối với vợ chồng:

- Thời gian hưởng chế độ thăn khám thai (Điều 32 Luật BHXH năm 2014):

+ Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Chế độ khi sinh con dành cho vợ và chồng:

+ Thời gian hưởng chế độ sinh con của vợ và chồng (Điều 31 Luật BHXH năm 2014):

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng;

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: 5 ngày làm việc; 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định trên và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Trường hợp mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện chăm sóc con hoặc bị chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia BHXH mà không nghỉ việc theo quy định thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.

Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, theo quy định người chồng tham gia BHXH mà có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc có hưởng lương nếu vợ sinh thường, 7 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phấu thuật, sinh con dưới 32 tháng tuổi. Người vợ sẽ được trước và sau khi sinh

Thứ ba, mức hưởng chế độ thai sản (Điều 39 Luật BHXH năm 2014): con là 06 tháng lương. Thời gian nghỉ tối đa trước khi sinh không quá 2 tháng.

- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

Khi sinh con thì vợ hoặc chồng còn được trợ cấp một lần khi sinh con (Điều 38 Luật BHXH năm 2014):

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Như vậy, người mẹ sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con băng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Trường hợp ngời mẹ không đủ điều kiện thì chồng được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con băng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Ngoài ra nếu sau khi nghỉ sinh người mẹ còn có thể nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản (Điều 41 Luật BHXH):

- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên

+ Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.

+ Tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác.

- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Đóng BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?Đóng BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không? Chế độ thai sản khi sinh đôi có gì đặc biệt?Chế độ thai sản khi sinh đôi có gì đặc biệt? Chồng nghỉ 6 tháng hưởng chế độ thai sản để nuôi con khi nào?Chồng nghỉ 6 tháng hưởng chế độ thai sản để nuôi con khi nào?
chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.