Quy định mới về thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm

Nghị định nêu rõ, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động.

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động. Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị định này là vấn đề liên quan đến thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

quy dinh moi ve thoi gian tinh tro cap thoi viec mat viec lam
Ảnh minh họa.

Nghị định nêu rõ, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có).

Trong đó, thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; nghỉ hàng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật lao động; nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của Bộ luật lao động.

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Bên cạnh việc quy định thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm của người lao động, Nghị định số 148/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ, kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.

Nghị định số 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2018.

quy dinh moi ve thoi gian tinh tro cap thoi viec mat viec lam Hướng dẫn tính tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ ...

quy dinh moi ve thoi gian tinh tro cap thoi viec mat viec lam Công ty không trả sổ BHXH để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải làm gì?

Người sử dụng lao động (bên A) có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.