Theo tờ The Guardian, ngay cả với những người quen với phong cách của Donald Trump, cơn thịnh nộ đối với Trung Quốc, trên Twitter của ông vào sáng thứ Sáu, 23/8 tuần trước, là một điều bất thường.
Trong cơn giận dữ, Trump đã ra lệnh cho các công ty Hoa Kỳ ngừng kinh doanh với Trung Quốc, cáo buộc nước này là nguyên nhân khiến hơn 100.000 người Mỹ tử vong mỗi năm bằng các loại fentanyl nhập khẩu (một loại ma túy mới), cũng như đánh cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ.
Cách đây không lâu, Trump đã gọi Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, là một người bạn tốt. Nhưng bây giờ với Trump ông ấy lại là một kẻ thù của người Mỹ. (Ảnh: Reuters).
Cuộc tấn công đánh dấu thêm một bước lùi trong quan hệ Mỹ - Trung, đồng thời làm leo thang những căng thẳng trong cuộc chiến thương mại đã dai dẳng gần hai năm nay.
Cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường kinh tế đã khiến các nhà đầu tư, nhà sản xuất và các chuyên gia kinh tế lo ngại rằng nó có thể gây ra một đợt suy thoái mới cho nền kinh tế thế giới.
Cách đây không lâu, Trump đã gọi Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, là một người bạn tốt. Nhưng bây giờ với Trump ông ấy lại là một kẻ thù của người Mỹ. Vậy điều gì đã dẫn tới những sự việc trên?
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã lên tiếng chống lại Trung Quốc, cáo buộc họ là những kẻ trộm tài sản trí tuệ lớn nhất thế giới và là những kẻ uy hiếp nền kinh tế Mỹ.
Trump thường lặp đi lặp lại từ "Trung Quốc" trong các cuộc vận động bầu cử của mình nhiều đến nỗi nó đã trở thành một video lan truyền trên mạng xã hội.
Trump thường lặp đi lặp lại từ "Trung Quốc" trong các cuộc vận động bầu cử của mình. (Video: HuffPost Entertainment).
Các cuộc tấn công vào Trung Quốc đã giúp ông giành được nhiều lá phiếu bầu của cử tri, do đó theo tờ Người bảo vệ, "ông ấy đã tiếp tục tẩy chay Trung Quốc kể từ đó".
Mỹ đã nhập khẩu kỉ lục với hơn 500 tỉ USD hàng hóa đến từ Trung Quốc vào năm 2018 nhưng chỉ xuất khẩu sang nước này vỏn vẹn 120 tỉ USD và hơn 400 tỉ USD là con số thâm hụt thương mại giữa hai cường quốc kinh tế.
Đáng chú ý, sự thâm hụt đó không đến trong ngày một ngày hai mà nó đã kéo dài nhiều năm liền với những con số ngày một lớn do các ngành sản xuất của Mỹ đã chuyển sang Trung Quốc để hưởng các chi phí thấp và theo Trump, nó đã khiến nền sản xuất của kinh tế Mỹ mọt ruỗng.
Đối với Trump và đặc biệt là cố vấn kinh tế Peter Navarro, người từng mô tả Trung Quốc là sát thủ hiệu quả nhất hành tinh, thâm hụt thương mại là dấu hiệu cho thấy mối đe dọa hiện hữu đối với việc làm và an ninh quốc gia của Mỹ.
Thâm hụt thương mại Mỹ - Trung ngày một tăng. (Ảnh: The Economic Times).
Trung Quốc không phải là nước duy nhất có thâm hụt thương mại với Hoa Kì, trong danh sách này còn có những cái tên như EU, Canada và Mexico, nhưng mức thâm hụt với Trung Quốc lại là lớn nhất.
Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thương mại không chỉ là thâm hụt thương mại.
Theo tờ Người bảo vệ, Trung Quốc có một danh tiếng xứng đáng cho hành vi ăn cắp tài sản trí tuệ.
Trump ước tính Trung Quốc đã ăn cắp hàng trăm tỉ USD mỗi năm của Hoa Kì.
Vào ngày 23/8, một cuộc thăm dò của CNBC cho thấy, ít nhất có 5 tập đoàn của Mỹ đã bị Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ trong năm ngoái.
Trong khi đó, theo Ủy ban sở hữu trí tuệ của Mỹ, những vụ việc trộm tài sản trí tuệ này khiến Mỹ thất thoát khoảng 600 tỉ mỗi năm.
Trung Quốc gia tăng các bảo hộ thương mại với các tập đoàn lớn của mình. (Ảnh: National Post).
Tương tự như Tesla, Nio là một công ty xe điện của Trung Quốc, nhưng khác với công ty xe điện của Mỹ, Nio đang được chính phủ Trung Quốc bơm thêm 1,5 tỉ USD để giữ cho nó đi đúng hướng và Trump tin rằng điều này là không công bằng.
Thép và nhôm giá rẻ, được chính phủ Trung Quốc trợ cấp cũng là nguồn gốc của cuộc chiến thương mại.
Năm ngoái, một mình Trung Quốc đã xuất khẩu và trợ cấp không công bằng cho các mặt hàng như bánh xe ô tô, rương công cụ, tủ, dây cao su,… đổ bộ vào thị trường Mỹ.
Đầu tháng này, Mỹ đã chính thức cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng Nhân dân tệ để đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, một cáo buộc như vậy được xuất hiện chính thức. Trong khi đó Trung Quốc đã buộc tội Hoa Kì cố tình phá hủy trật tự quốc tế với chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ.
Qũy tiền tệ quốc tế IMF dường như đứng về phía Trung Quốc khi cho rằng sự mất giá của đồng Nhân dân tệ phần lớn phù hợp với điều kiện kinh tế đang xấu đi ở Trung Quốc.
Và đây có phải là cái giá cần thiết để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại? Câu trả lời có lẽ là không. (Ảnh: Snopes).
Hoa Kì đã áp hàng tỉ USD thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã trả đũa với nhiều khoản thuế quan hơn, đa phần là hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đến mức chưa từng thấy kể từ năm 1992, dự báo triển vọng kinh tế Mỹ cũng bị cắt giảm.
Nông dân Mỹ là những người đầu tiên cảm nhận rõ rệt tác động của cuộc chiến, vì Trung Quốc đã hủy các đơn đặt hàng và việc sản xuất tại các nhà máy ngày một ảm đạm.
Cho đến nay, người tiêu dùng Mỹ vẫn chưa cảm thấy khó chịu, nhưng theo JP Morgan, ước tính mỗi hộ gia đình ở Hoa Kì mỗi năm sẽ phải chi trả thêm 1.000 USD cho hàng hóa tiêu dùng nếu các lệnh thuế quan mới được thông qua.
Câu hỏi không thể trả lời là liệu bất kì điều này có khiến Trump quyết định lại, nếu những người ủng hộ ông tiếp tục chứng kiến một cuộc chiến thương mại dai dẳng mà không đem lại lợi ích nào cho nước Mỹ.
Và đây có phải là cái giá cần thiết để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại? Câu trả lời có lẽ là không.
Kinh doanh 11:03 | 28/11/2019
Tiêu dùng 19:07 | 28/08/2019
Kinh doanh 16:10 | 26/08/2019
Kinh doanh 10:42 | 26/08/2019
Kinh doanh 22:17 | 25/08/2019
Kinh doanh 20:19 | 25/08/2019
Kinh doanh 07:14 | 25/08/2019
Kinh doanh 18:49 | 24/08/2019