Reuters: Trump ‘chưa sẵn sàng’ cho một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Gạt bỏ nỗi lo về suy thoái kinh tế đang đe dọa nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump và các quan chức hàng đầu Nhà Trắng đã khẳng định rằng chiến tranh thương mại với Trung Quốc không gây thiệt hại cho Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ chưa sẵn sàng kí thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

"Chúng tôi đang làm rất tốt, người tiêu dùng của chúng tôi rất giàu, tôi cũng đã giảm thuế rất nhiều và họ cũng đã chi rất nhiều tiền", ông Trump nói với báo giới hôm Chủ nhật, 18/8.

Trong khi các cố vấn và trợ lí của Tổng thống Trump nói rằng Trung Quốc đã sẵn sàng để đi đến một thỏa thuận, thì ông Donald Trump lại cho biết: "tôi chưa sẵn sàng để thực hiện một thỏa thuận nào".

Vị tổng thống của nước Mỹ ám chỉ rằng trước tiên, Nhà Trắng muốn thấy Bắc Kinh giải quyết các cuộc biểu tình ở Hong Kong như thế nào.

"Tôi muốn thấy vấn đề Hong Kong được giải quyết theo hướng nhân đạo", Trump nói: "Tôi nghĩ rằng nó sẽ tạo đà rất tốt cho một thỏa thuận thương mại".

Screenshot (40)

Hoa Kỳ chưa sẵn sàng kí thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. (Ảnh: Reuters).

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, cho biết các đại biểu đàm phán thương mại của hai nước sẽ đưa ra quan điểm của nhau trong 10 ngày tới, và nếu các cuộc thương lượng đi đến đồng thuận, "chúng tôi dự định sẽ tiến hành đàm phán để kết thúc chiến tranh thương mại".

Ngay cả trong trường hợp xấu nhất, khi các cuộc đàm phán bị đình trệ và mối đe dọa thuế quan lớn hơn cũng như các hạn chế thương mại đang treo lơ lửng trên nền kinh tế thế giới, Kudlow nói với tờ Fox News, "Hoa Kỳ vẫn giữ được tình trạng khá tốt".

"Không có suy thoái kinh tế trong trước mắt", Kudlow nói. "Người lao động đang làm việc. Tiền lương của họ đang tăng lên. Họ đang mua sắm và cũng đang tiết kiệm".

Những phát biểu trên xuất hiện sau một tuần đầy những lo ngại trước thông tin dự báo về suy thoái kinh tế Mỹ dường như sẽ đè nặng lên thị trường tài chính.

Trước đó, lo ngại suy thoái, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm trong tuần trước, cả ba chỉ số đóng cửa giảm khoảng 3% vào thứ Sáu do kì vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể cắt giảm lãi suất.

Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và 19 ngân hàng Trung ương khác đã nới lỏng chính sách tiền tệ, mà Fitch mô tả là "sự thay đổi lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008".

Thị trường đang mong đợi nhiều đợt cắt giảm hơn nữa. Trong một thời gian ngắn tuần trước, các nhà đầu tư trái phiếu đã yêu cầu lãi suất cao hơn với trái phiếu kho bạc 2 năm so với trái phiếu kho bạc 10 năm – một tín hiệu cho thấy sự mất niềm tin vào tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Nói với ABC Today, cố vấn thương mại Nhà Trắng, ông Peter Navarro, hôm Chủ nhật tuần trước đã lạc quan cho rằng: "Chúng tôi có nền kinh tế mạnh nhất thế giới và dòng tiền đang đến đây, với thị trường chứng khoán của chúng tôi. Nó cũng đến đây để theo đuổi năng suất trong thị trường trái phiếu".

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm mỗi tháng. Doanh số bán lẻ trong tháng 7 đã tăng 0,7% so với dự kiến. Chính phủ đã báo cáo vào tuần trước. Kudlow nói rằng, con số đó cho thấy lực đẩy chính của nền kinh tế Mỹ vẫn còn nguyên vẹn.

Tuy nhiên, tăng trưởng sản xuất đã chậm lại và đầu tư kinh doanh giảm đã trở thành một lực cản.

Những người thuộc Đảng Dân chủ cho biết các chính sách đôi khi thất thường của chính quyền Trump như đe dọa thuế quan với Mexico, vấn đề nhập cư,… là nguyên nhân cho sự không bền vững, và khiến giới đầu tư kinh doanh thất vọng cũng như làm thị trường biến động.

Ứng cử viên Dân chủ, Beto O'Rourke, trên NBC đã chỉ trích chính quyền không đưa ra được thỏa thuận với Trung Quốc.

"Rõ ràng là không có chiến lược nào để đối phó với cuộc chiến thương mại, theo cách sẽ dẫn tới kết cục tốt đẹp cho người nông dân hay người tiêu dùng Mỹ", ông nhấn mạnh.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.