Nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm rủi ro thương mại, đổ tiền vào chứng khoán Việt Nam

Tờ Bloomberg nhận định, Việt Nam - trung tâm sản xuất của Đông Nam Á, đang thu hút nhiều sự chú ý và giám sát từ chính phủ tổng thống Donald Trump. Song, điều này không khiến những nhà đầu tư trên thế giới tỏ ra lo ngại với thị trường tài chính tại Việt Nam.

Chính quyền tổng thống Trump đang gia tăng áp lực đối với hàng Việt Nam nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại đang gia tăng với Hoa Kỳ. Tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam đạt gần 26% trong nửa đầu năm 2019 và tăng so với con số 20% của năm ngoái.

Động thái mới nhất của người đứng đầu Nhà Trắng để cân bằng thặng dư thương mại là tăng hơn 400% thuế nhập khẩu thép của Việt Nam có nguồn gốc từ Đài Loan và Hàn Quốc.

Song, điều này không khiến những nhà đầu tư trên thế giới tỏ ra lo ngại với thị trường tài chính tại Việt Nam.

Theo Federico Parenti, nhà quản lí thuộc Công ty Sempione Sim SpA có trụ sở tại Milan, những nhà đầu tư quốc tế thấy được sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ tại Việt Nam, và nhận ra cơ hội từ kế hoạch thoái vốn nhà nước khỏi các công ty hành chính sự nghiệp. Đồng thời, họ cho rằng những lợi ích trên sẽ bù đắp được sự giảm giá cổ phiếu, do xung đột thương mại giữa hai siêu cường Mỹ-Trung, gây ra trong thời gian qua.

Parenti nhận định: "Tôi đã thay đổi quan điểm của mình. Khi bạn đầu tư vào một quốc gia, bạn sẽ mong muốn khoản đầu tư của mình sẽ sinh lời trong thời gian dài". Parenti cũng là người quản lí khoảng 3 tỉ đô la giá trị cổ phiếu, trong đó bao gồm cả Công ty cổ phần sữa Việt Nam và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.

800x-1

Nhu cầu nước ngoài đẩy vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam lên mức cao kỉ lục. (Ảnh: Bloomberg).

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót 854 triệu đô la vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong 12 tháng, tính đến ngày 15/8. Theo Bloomberg, chỉ số Vn-Index đã tăng gần 10% từ đầu năm đến nay, nhiều nhất trong số các thị trường Đông Nam Á, và vượt xa mức tăng 0,8% của chỉ số MSCI AC Asia Index.

Việc bán cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước cũng đã giúp thu về khoảng 5,16 nghìn tỉ đồng (tương đương 222 triệu đô la) tính từ nửa đầu năm nay. Mark Mobius, người điều hành Mobius Capital Partners LLP, cho biết các chính sách như giảm thuế doanh nghiệp, cùng với việc tăng trưởng kinh tế vượt quá 6% tại Việt Nam giúp hỗ trợ tốt cho thị trường vốn.

Bharat Joshi, nhà quản lí quỹ tại Aberdeen Standard Investments, cho rằng, "Nhu cầu nội địa của Việt Nam vượt qua rủi ro phát sinh từ căng thẳng thương mại". ASI đầu tư vào Công ty cổ phần sữa Việt Nam như một khoản đầu tư cố định tại Việt Nam.

"Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang tăng trưởng, tầng lớp trung lưu ngày một nhiều hơn, nhu cầu tín dụng đang mở rộng và chính phủ đang nỗ lực để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước", Joshi nhận định.

Felix Lam, người quản lí gần 2 tỉ đô la cổ phiếu khu vực châu Á Thái Bình Dương của BNP Paribas Asset Management, đánh giá: "Chắc chắn rằng, hầu hết các nhà đầu tư có thể bỏ qua rủi ro về thuế ngày càng tăng của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Việt Nam. Họ nhìn thấy cơ hội lớn tại đây, và kì vọng có thể kiếm lời từ thị trường chứng khoán Việt Nam".

Bản thân ông Felix Lam không nắm giữ cổ phiếu tại thị trường Việt Nam vì cho rằng "doanh thu quá thấp so với kì vọng của mình". Tuy nhiên, ông cũng tiết lộ, không loại trừ khả năng ông sẽ mua cổ phiếu nước ta trong thời gian tới vì "tính thanh khoản cao".

"Nếu đàm phán thương mại càng kéo dài và càng diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng, Việt Nam - dù được xếp vào nhóm hưởng lợi từ thương chiến, cũng sẽ chịu ảnh hưởng như nhiều quốc gia châu Á khác", ông Lam nhận định.


chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.