Léonard Tsuguharu Foujita là ai?

Hôm nay 27/11/2018, Google Doodle đã dành trọn vẹn 1 ngày để kỉ niệm 132 năm ngày sinh của cố họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita, họa sĩ người Nhật gốc Pháp, từng có triển lãm tranh ở Việt Nam.

Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita sinh ngày 27/11/1886 ở Tokyo, Nhật Bản, mất ngày 29/1/1968 ở Zurich, Thụy Sỹ (Theo wikipedia). Sinh thời, họa sĩ Foujita là một người Nhật gốc Pháp và được vinh danh là 'nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỉ 20'.

Năm 1904, họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita theo học tại xưởng hoạ của Honda Kinkichiro, để năm sau, 1905 thi đậu vào trường Mỹ Thuật Tokyo, hướng dẫn bởi giáo sư Seiki Kuroda, tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Quốc Gia Paris về.

leonard tsuguharu foujita la ai
Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita. (Ảnh: Google Doodle)

Năm 1913, 27 tuổi, ông đi tàu thuỷ 49 ngày đêm từ Nhật cập bến Marseille (Pháp) rồi đi xe lửa đến gare Lyon, Paris, ngụ tại khu Monparnasse, thường ngồi ở café Le Dôme và La Rotonde. Gặp Picasso, rồi Chagall, Soutine, Modigliani...

Năm 1917, họa sĩ tài năng cưới vợ là nữ hoạ sĩ Fernande Barrey. Triển lãm lần đầu tiên của ông được tổ chức tại galerie Chéron. Tới năm 1924, ông li dị Fernande và cưới Youki.

Nhưng tới năm 1931, ông lại chia tay bà Youki, cưới Madeleine Leqeux, vũ nữ và người mẫu tại Casino de Paris, cùng Madeleine du lịch hai năm tại Châu Mỹ La Tinh. Năm 1936, bà Madeleine mất tại Tokyo, ông gặp và cưới người vợ Nhật cuối cùng: Kimiyo Horiuchi.

Vào năm 1941, khi cha mất, Foujita được phong hội viên Hàn lâm viện Mỹ thuật hoàng gia và được cử đi các nước Đông Dương như môt tuỳ viên văn hoá của Nhật. Dự và bày tranh chung tại Hà Nội. Năm 1949 rời Nhật qua Mỹ, dạy tại Brooklyn Art School. Triển lãm một mình tại New York. Năm sau, ông quay lại Paris và sống tại Montparnasse. Tới năm 1954, họa sĩ người Nhật nhập quốc tịch Pháp năm 1954.

leonard tsuguharu foujita la ai
Leonard Tsuguharu Foujita, họa sĩ người Nhật gốc Pháp được vinh danh tại Google Doodle hôm nay 27/11. (Ảnh: Gooogle Doodle).

Phong cách vẽ của Léonard Tsuguharu Foujita theo trường phái kĩ thuật mực Nhật Bản. Ông đã thành công khi áp dụng cách vẽ này vào các bức tranh phương Tây, điển hình là trong Bộ sách về Mèo xuất bản ở New York năm 1930, với hơn 20 bức vẽ kiểu mực Nhật Bản của Foujita. Đây cũng là cuốn sách nổi tiếng nhất về loài mèo từng được xuất bản trên thế giới.

Thuở nhỏ, Léonard Tsuguharu Foujita đam mê hội họa và mơ ước được đi du học Pháp. Tuy nhiên Mori Ōgai - bác sĩ quân y của cha Foujita đã khuyên ông nên theo ngành nghệ thuật phương Tây ở Nhật Bản trước, và ông đã nghe lời.

Ban đầu, bút hiệu của Foujita là Fujita, khi ông mới tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật và Âm nhạc Quốc gia Tokyo vào năm 1910. Mãi sau này ông mới thay đổi để rồi bút hiệu Foujita trở nên nổi tiếng trên toàn cầu.

Những năm tháng thanh xuân, Foujita rong ruổi ở nhiều nơi từ Nhật đến cảng Marseille, ga Lyon rồi Paris. Ông có thời gian sống ở khu Monparnasse, ngồi cafe ở những quán nổi tiếng như Le Dôme và La Rotonde và gặp gỡ nhiều danh họa tài hoa như Picasso Chagall, Soutine, Modigliani... Sự mày mò sáng tạo giúp ông vươn đến đỉnh cao của ngành hội họa.

Léonard Tsuguharu Foujita và quãng thời gian có triển lãm tranh ở Hà Nội

Léonard Tsuguharu Foujita từng được vinh danh là hội viên Viện Hàn lâm Mỹ thuật hoàng gia, được cử đi các nước Đông Dương giao lưu với tư cách tuỳ viên văn hoá Nhật Bản. Ông từng có triển lãm tranh ở Hà Nội.

Cuối đời, Foujita cùng vợ sống ở một ngôi nhà nhỏ tại vùng quê Villiers-le Bâcle, tỉnh Essone, Pháp. Đây cũng là nơi ông thực hiện những tác phẩm cuối đời.

leonard tsuguharu foujita la ai
Danh họa Foujita. (Ảnh: Google Doodle).

Năm 1949, họa sĩ Foujita rời Nhật qua Mỹ và trở thành giảng viên dạy tại trường nghệ thuật Brooklyn. Ông tự mở triễn lãm tại New York. 5 năm sau, Foujita quyết định quay lại Paris và sống tại Montparnasse.

Những năm cuối đời của Léonard Tsuguharu Foujita

Foujita vô cùng sùng đạo Thiên Chúa, triển lãm tranh Thánh tại Trieste, Ý của ông đã giành được huy chương vàng quốc tế. Foujita góp công lớn nhờ những bức vẽ tranh tường lớn, trang trí tranh kính và làm maquette xây nhà thờ Notre-Dame-de-la-paix tại Reims, còn gọi là “Nhà thờ Bảo tàng Foujita”. Thời gian này vợ chồng họa sĩ Foujita về ở tại một ngôi nhà vùng quê Villiers-le Bâcle, thuộc tỉnh Essone nước Pháp.

Tháng 12 năm 1966, Foujita phải nhập viện vì bệnh ung thư. Đến năm 1968, ông qua đời mất tại bệnh viện Zurich, hưởng thọ 82 tuổi. Tang lễ của ông được cử hành tại Thánh đường Reims, và chôn tại nghĩa trang Villiers-le-Bâcle.

Xem thêm: Léonard Tsuguharu Foujita từng nhận xét vua Hàm Nghi là một họa sĩ thực thụ

leonard tsuguharu foujita la ai
Họa phẩm nổi tiếng "Ba con mèo" - Three cats, 1932 của họa sĩ Foujita.

Google Doodle là một biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ của Google nhằm chào mừng các ngày lễ, các sự kiện, thành tựu và con người.

Google Doodle đầu tiên là để vinh danh Lễ hội Burning Man của năm 1998, được thiết kế bởi Larry Page và Sergey Brin để thông báo cho người dùng việc họ vắng mặt trong trường hợp các máy chủ bị sập. Các Google Doodle tiếp theo được thiết kế bởi một nhà thầu bên ngoài, cho đến khi Page và Brin đề xuất thực tập sinh Dennis Hwang thiết kế một biểu tượng cho Ngày Bastille của năm 2000. Kể từ lúc đó, các Doodle được tổ chức và phát hành bởi một nhóm nhân viên của Google có biệt danh "Doodlers".

Hôm nay 27/11/2018 là tròn 132 năm ngày sinh của cố họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita. Google Doodle đã dành trọn vẹn 1 ngày để vinh danh ông.

leonard tsuguharu foujita la ai Nhắc đến tranh mèo là nhắc đến Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita

Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita là nghệ sĩ Nhật Bản từng được vinh danh là hội viên Viện Hàn lâm Mỹ thuật hoàng gia Nhật ...

leonard tsuguharu foujita la ai Léonard Tsuguharu Foujita họa sĩ tài hoa từng có triển lãm tranh ở Việt Nam

Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita là nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỷ 20". Ông từng được vinh ...

leonard tsuguharu foujita la ai Léonard Tsuguharu Foujita từng nhận xét vua Hàm Nghi là một họa sĩ thực thụ

Léonard Tsuguharu Foujita là nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỷ 20 và ông từng nhận xét ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.