Trong buổi sáng có hàng trăm người dân cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, đại diện các sở ban ngành, và con cháu cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tham gia buổi lễ khánh thành đường và cầu vào đền thờ cố Tổng Bí thư.
Công trình đường và cầu vào đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại hồ Kẻ Gỗ thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, có tổng chiều dài gần 1km, trong đó cầu có chiều dài 132m, rộng 3,4m; tổng mức đầu tư 24,9 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách 7,5 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa 17,4 tỷ.
Trong buổi sáng khánh thàng, có hàng trăm lượt người đi qua cầu, lên thắp nén hương tưởng nhớ đến cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. (ảnh Hoài Nam). |
Công trình được khởi công từ tháng 10/2016, đến nay đã hoàn thành và đưa vào phục vụ nhân dân đến dâng hương, vãn cảnh tại đền thờ. Công trình là biểu tượng của tình cảm thiêng liêng, lòng biết ơn của các thế hệ người Hà Tĩnh đối với cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ, là điểm đến hấp dẫn trong chuỗi các địa chỉ du lịch tâm linh và văn hóa Hà Tĩnh.
Phát biểu tại lễ thông cầu, Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an) - con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Hà Tĩnh, những nỗ lực của đơn vị thi công để công trình hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lê Duẩn (7/4//1907 - 7/4/2017.
Thiếu tướng Lê Kiên Trung - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an) - con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. (ảnh Hoài Nam) |
Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907 -7/4/1986) ở làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông xuất thân từ một gia đình lao động, có truyền thống yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường cách mạng vô sản. Đồng chí Lê Duẩn tham gia phong trào yêu nước từ năm 1926, tham gia và hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên từ năm 1928 và đến năm 1930 trở thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Từ một thanh niên giàu lòng yêu nước, say mê với lý tưởng cách mạng, đồng chí Lê Duẩn sớm trở thành một chiến sĩ thuộc lớp cận vệ đầu tiên của Đảng.
Ông không những là một kiến trúc sư chiến lược, nhà lý luận xuất sắc, một nhà tổ chức tài năng, góp phần to lớn vào việc lãnh đạo xây dựng miền Bắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn và vững chắc của cả nước, đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ..
Tổng Bí thư Lê Duẩn đã giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh giành được nhiều thắng lợi to lớn trong các cuộc kháng chiến, cũng như giành được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội.
Đặc biệt, sau chiến tranh, thấu hiểu hoàn cảnh, mong ước của nhân dân Hà Tĩnh muốn xây dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ, lấy nước tưới cho trên 15.000 ha đồng ruộng, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có nhiều quyết sách giúp đỡ Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công trình.
Tri ân sâu sắc những tình cảm quý báu đó, nhân dân Hà Tĩnh đã đặt tên hòn đảo giữa hồ Kẻ Gỗ là “đảo Cụ Duẩn”. Nhân kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh (2011), HàTĩnh đã phối hợp với gia quyến xây dựng đền thờ đồng chí tại đây.
Đại diện lãnh đạo Hà Tĩnh và gia đình cố Tổng Bí thư Lê Duẩn cắt băng khánh thành. |
Cầu có chiều dài hơn 132m, bề rộng cầu 3,4m. Cầu gồm 6 nhịp, mỗi nhịp cầu dài 22m. Phần đường dẫn vào cầu dài gần 800m, mặt đường rộng 3m. Tổng mức đầu tư của dự án gần 25 tỷ đồng.(ảnh Hoài Nam). |
Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. (ảnh Hoài Nam). |
|
Hàng trăm người dân lên thắp hương tại đền thờ Tổng Bí thư Lê Duẩn. (ảnh Hoài Nam) |
Việc xây dựng cây cầu sẽ giúp du khách và người dân vào thắp hương tại đền thờ của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được thuận lợi hơn. (ảnh Hoài Nam). |
Cây cầu được bắt đầu xây dựng từ năm 2016, đến nay đã hoàn thành. (ảnh Hoài Nam). |
Cây cầu nối với đảo cụ Duẩn dài hơn 132m. (ảnh Hoài Nam). |