Đề thi môn Ngữ văn theo hình tự luận gồm 2 phần là Đọc hiểu và Làm văn, thời gian làm bài là 120 phút.
Đề kiểm tra cuối cấp THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Thao tác lập luận: Bác bỏ. (0,5 điểm)
Câu 2. Thực học: Là học để có kiến thức, có năng lực nhằm đáp ứng cho bản thân, gia đình và xã hội; chứ không phải để thi cử. (0,5 điểm)
Câu 3. Những yêu cầu của việc dạy Toán theo hướng tiếp cận năng lực: Dễ - Có ích/thiết thực; mang tính đại chúng; tạo niềm tin cho học sinh. (mỗi ý chấm 0,25 điểm/0,75 điểm)
Câu 4. Câu hỏi nêu một ý có tính cực đoan “không nên coi trọng quá mức các yếu tố tư duy trong toán học”. Thí sinh có thể trả lời theo hướng kết hợp cả hai mặt của vấn đề:
– Đồng ý: Vì hiện nay chương trình dạy Toán quá coi trọng yếu tố tự 4 duy, xa rời đời sống, cào bằng trong đánh giá người học khiến cho nhiều học sinh sợ Toán và đầu tư quá nhiều thời gian, công sức vào môn học này.
– Không đồng ý: Toán học là môn rèn luyện tư duy logic nên đôi khi phải có những nội dung thiên về trau dồi các thao tác tư duy bậc cao, có những vấn đề không thể ứng dụng ngay vào đời sống trước mắt.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày hiểu biết về giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực la. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
a. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân-hợp, móc xích hoặc song hành. (0,25 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực là gì? (0,25 điểm)
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực. Có thể theo hướng sau:
– Giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực là hướng vào người học, nhằm đào tạo ra những cá nhân có năng lực để tồn tại trong xã hội và có thể tự mưu cầu hạnh phúc. (0,5 điểm)
– Việc dạy học phải hướng tới các vấn đề có tính thực tế, dễ thực hành, tạo niềm tin cho người học và mang tính đại chúng, tránh hàn lâm. (0,5 điểm)
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. (0.25 điểm)
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. (0,25 điểm)
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài Tây Tiến và so sánh với câu văn tế.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, hình thành các luận điểm, xây dựng đoạn văn hợp lí và kết bài khái quát được vấn đề. (0,25 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp lãng mạn và chất bị tráng của người lính Tây Tiến đặt trong lí tưởng cao đẹp vì nước quên mình của người Việt Nam khi bảo vệ quê hương. (0,5 điểm)
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dân chứng:
*Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và các đoạn trích (0.5 điểm)
*Cảm nhận đoạn thơ
– Cảm hứng lãng mạn đã chi phối cái nhìn và cách miêu tả người lính Tây Tiến: (1,0 điểm)
+ Những khó khăn, thiếu thốn và bệnh tật (sốt rét đến nỗi tóc không mọc được, da xanh xao vì đói khát, mắt sâu vì ốm) được nhìn bằng một góc độ lạc quan (đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm, gửi mộng qua biên giới) làm cho hình tượng bên ngoài toát lên vẻ oai phong, lẫm liệt.
+ Xuyên qua vẻ bề ngoài dữ dằn, trong hoàn cảnh khốc liệt, những người lính Tây Tiến vẫn có một thế giới tâm hồn đầy mộng mơ, khát khao yêu đương (đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).
– Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến ngã xuống dù đau thương nhưng không hề bi lụy: (1,0 điểm).
+ Hình ảnh bị thương về cái chết lạnh lẽo, xa xôi (rải rác, mồ, về đất) được giảm nhẹ đi nhiều nhờ vào các từ Hán Việt cổ kính, trang trọng (biên cương, viễn xứ, bào, độc hành).
+ Người lính Tây Tiến dù tiều tụy về hình hài, gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu che thân nhưng lại chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, quên mình xả thân vì đất nước (chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh).
* Liên hệ so sánh (1,0 điểm)
– Dù hai tác phẩm ra đời ở hai thời điểm khác nhau nhưng những người lính, nghĩa sĩ ấy lại có chung một vẻ đẹp: Lí tưởng quên mình vì đất nước.
– Lí tưởng của người lính Tây Tiến là coi nhẹ cái chết dù tuổi đời còn trẻ (chẳng tiếc đời xanh), ra đi là chẳng hẹn ngày về, còn lí tưởng của người nghĩa binh nông dân thì xem chết là trả nợ nước non, được ghi nhận công lao (tung đình miếu để thờ), để lại tiếng thơm muôn đời (danh thơm đồn sáu tỉnh ..., tiếng ngay trải muôn đời...).
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. (0,25 điểm)
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)
Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Tiếng Anh Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu
Các sĩ tử có thể tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia năm 2018 môn Tiếng Anh Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu ... |
Đề kiểm tra chất lương học kì 2 THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Lâm Đồng
Đề kiểm tra chất lương học kì 2 THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Lâm Đồng mới đây giúp các sĩ tử chuẩn ... |
Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán THPT Lương Thế Vinh
Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán THPT Lương Thế Vinh có đáp án là cơ hội để các sĩ tử luyện đề ... |
Giáo dục 01:56 | 23/06/2018
Giáo dục 23:00 | 22/06/2018
Giáo dục 12:00 | 22/06/2018
Giáo dục 23:00 | 20/06/2018
Giáo dục 12:00 | 20/06/2018
Giáo dục 23:00 | 18/06/2018
Giáo dục 23:00 | 15/06/2018
Giáo dục 12:00 | 15/06/2018