Đầu tư trái phiếu bất động sản, khách hàng đối mặt rủi ro gì?

Nhiều doanh nghiệp bất động sản huy động vốn bằng trái phiếu với mức lãi suất hấp dẫn, nhưng kênh đầu tư này có thực sự an toàn không?

Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam liên tục phát hành trái phiếu để huy động vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Theo thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng lần lượt là 29,5% và 30,1% trong các năm 2017 và 2018.

Đầu tư trái phiếu bất động sản, khách hàng đối mặt rủi ro gì? - Ảnh 1.

Cẩn trọng với trái phiếu bất động sản. (Ảnh minh họa)

Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2019, có 89.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, hạ tầng đã phát hành gần 20.000 tỉ đồng. Đây cũng là nhóm ngành có lãi suất cao nhất, phổ biến trên 10%/năm. Thậm chí, một số doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu với mức lãi suất trên 14,5%/năm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng tiềm ẩn rủi ro cho cả tổ chức ngân hàng và cá nhân khách hàng.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn gửi tới các ngân hàng thương mại trong nước yêu cầu kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp bất động sản.

Theo Ngân hàng Nhà nước, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của một số ngân hàng thương mại trong nước đang tiềm ẩn rủi ro khi các ngân hàng này có số dư trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh.

Đặc biệt, số dư đầu tư trái phiếu vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản lớn khi thị trường bất động sản chưa hồi phục vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước ban hành công văn cảnh báo là cần thiết. Trên thực tế, trong vấn đề này có đảm bảo tài sản từ ngân hàng, nợ của doanh nghiệp trở thành trái phiếu, khi doanh nghiệp bất động sản phá sản thì ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng và nợ xấu tăng lên.

Mặc dù trong chính sách nợ có phần biến nợ thành trái phiếu, thành cổ phần nhưng không phải khuyến khích tất cả, nên Nhà nước phải có động thái kiểm soát.

Ông Phong cho rằng đầu tư vào trái phiếu phụ thuộc vào uy tín của doanh nghiệp phát hành. Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt thì khách hàng được hưởng lợi. Tuy nhiên, thị trường bất động sản luôn trồi sụt, nóng lạnh bất ngờ, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản trả lãi rất cao, nếu không thu hồi được vốn, trả lãi cao thì doanh nghiệp mất thanh khoản. Như vậy, cá nhân đầu tư vào trái phiếu mà doanh nghiệp bất động sản không có tài sản bảo đảm sẽ rủi ro rất lớn.

Đồng quan điểm, một lãnh đạo ngân hàng cũng cho rằng, về nguyên tắc, cá nhân đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bất động sản dễ gặp rủi ro cao, vì doanh nghiệp bất động sản vay không có tài sản bảo đảm, khách hàng không quản dòng tiền thu được từ dự án bất động sản.

Trong khi đó, đối với các tổ chức ngân hàng đầu tư vào trái phiếu, các doanh nghiệp bất động sản vay có tài sản bảo đảm, tài sản đó là dự án, ngân hàng kiểm soát được dòng tiền xem có sử dụng đúng mục đích không, thậm chí còn quản được dòng tiền thu được từ dự án.

Tuy nhiên, xu hướng cá nhân hiện nay vẫn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, vì họ chọn trái phiếu thời hạn ngắn của các doanh nghiệp có uy tín, đang làm ăn có lãi trên thị trường. Quan điểm của họ cho rằng chưa thể sập ngay được trong vòng vài năm. Còn các trái phiếu của nhiều doanh nghiệp mới, chưa có nhiều uy tín thì không nên mua”, vị lãnh đạo này nói.


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.