Đề xuất bảo tồn cầu sắt Bình Lợi gần 120 tuổi ở Sài Gòn

Gần 120 năm tuổi, cầu Bình Lợi (nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức) có giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời, được đề xuất giữ lại để phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử ngành đường sắt và khai thác du lịch.

Sở Giao thông Vận tải vừa đề xuất UBND TP HCM về việc bảo tồn nguyên trạng tại chỗ 2 nhịp cầu Bình Lợi phía bờ quận Thủ Đức, gồm một nhịp cầu quay và một tháp canh đầu cầu.

Động thái này được đưa ra sau khi Sở Giao thông Vận tải đã nhiều lần làm việc với các đơn vị liên quan như Sở Văn hóa Thể thao, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Bảo tàng TP, Ban Quản lí dự án 7.

cầu bình lợi

Cầu đường sắt mới đang được xây cách cầu cũ 12 m về phía hạ lưu với tĩnh không thông thuyền 7 m để không ảnh hưởng đến giao thông thủy. Sau khi hoàn thành sẽ giúp vận tốc chạy tàu qua cầu Bình Lợi đạt 100 km/h. (Ảnh tư liệu: Ngự Kỳ).

Cầu sắt Bình Lợi (nối quận Thủ Đức với quận Bình Thạnh) thuộc tuyến đường sắt Sài Gòn - Nha Trang thời Pháp thuộc, là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn. Cầu có chiều dài 276 m, gồm 6 nhịp với độ tĩnh không thông thuyền thấp nên có nhịp quay ở phía bờ quận Thủ Đức cho tàu thuyền qua lại; kết cấu vòm thép, các thanh thép liên kết bằng đinh tán rivê. Bên phải đường ray gần chân cầu theo hướng từ quận Thủ Đức sang quận Bình Thạnh có một tháp canh.

Hai bên cầu còn có lối lưu thông nhỏ cho xe máy và người đi bộ. Từ khi cầu Bình Lợi mới được đưa vào sử dụng thì xe máy và người đi bộ không còn được lưu thông qua cầu này. Hiện cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, tĩnh không thông thuyền hiện tại của cầu chỉ 1,8 m nên khi thủy triều lên nhiều tàu thuyền bị mắc kẹt dưới gầm cầu.

Ban đầu, ngành đường sắt dự định tháo dỡ cầu này khi dự án cầu sắt Bình Lợi mới hoàn thành. Tuy nhiên, phương án tháo dỡ gặp phải nhiều ý kiến phản đối của một số chuyên gia đô thị, nhà nghiên cứu di sản.

Ông Bùi Hòa An - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, một số chuyên gia đánh giá cầu sắt Bình Lợi có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển Sài Gòn - TP HCM và ngành đường sắt Việt Nam nên cần được bảo tồn, nghiên cứu.

Ngành đường sắt muốn giao phần bảo tồn cho đơn vị có chức năng của thành phố tiếp tục quản lí, duy tu và bảo dưỡng. Bên cạnh đó, tổ chức khai thác phục vụ việc tìm hiểu, nghiên cứu khoa học đường sắt và phát triển ngành du lịch trên địa bàn thành phố.

Đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Bảo tàng TP cho biết khó khăn khi bảo tồn hạng mục này đó là kinh phí để lưu giữ và duy tu lớn. Ngoài ra còn có vấn đề về mặt bằng để lưu giữ, bảo tồn các thanh ray, dầm, hệ vòm dài 62 m nguyên dạng của Pháp và cấu kiện khác.

Sở Giao thông Vận tải cũng đề xuất thành phố giao Trung tâm Quản lí đường thủy nghiên cứu xây dựng bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách và du lịch đường thuỷ, đối với phần cầu đường sắt bị tháo dỡ phía quận Bình Thạnh.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.