Tham dự Hội nghị tại điểm cầu trung tâm Hà Nội có các Bộ, Ban, Ngành: Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên Môi trường, Hội Phụ nữ Việt Nam, Mặt Trận tổ quốc Việt Nam… Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội là Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú. Ngoài ra, tại điểm cầu của 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố, các sở, ban ngành liên quan (Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên môi trường…).
Toàn cảnh hội nghị. |
Về giải pháp, ông Vũ Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, NHNH đã khẩn trương trình Chính phủ ký ban Nghị định 116/2018/NĐ-CP với điểm nhấn đột phá đó là sẽ nâng gấp đôi mức cho vay không có tài sản đảm bảo của một số đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Cụ thể: Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng.
‘Việc nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các khách hàng này góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng khách hàng thiếu vốn sản xuất kinh doanh và không có tài sản bảo đảm phải tìm đến các nguồn vốn khác như tín dụng đen.”, ông Hùng nhấn mạnh.
Cùng đó, đại diện NHNN cũng cho biết sẽ bổ sung quy định mở rộng đối tượng được vay không có tài sản bảo đảm đầu tư nông nghiệp công nghệ cao; bổ sung quy định về việc TCTD được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho khách hàng.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, Nghị định 116 ra đời song hành cùng các giải pháp về tín dụng của ngành Ngân hàng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, tình hình tín dụng đen vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các tỉnh khu vực phía Nam và Tây Nguyên, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội. Điều này cho thấy một thực tế là người dân chưa lường hết được tác hại và vẫn đang tìm đến các hình thức cho vay nặng lãi.
Hiện, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thời gian qua đã đạt kết quả đáng khích lệ. Có khoảng 70 tổ chức tín dụng (TCTD), mạng lưới hơn 1.100 Quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng Chính sách Xã hội tham gia cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Dư nợ đến cuối tháng 11 ước đạt khoảng 1,69 triệu tỷ đồng, tăng 14,5% so với cuối năm 2017 (cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế) với hơn 14 triệu lượt khách hàng còn dư nợ; chiếm tỷ trọng gần 24% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.
Hiện nay, khắp các con đường, con hẻm ở TPHCM, Hà Nội điều nhan nhản tờ rơi quảng cáo cho vay trả góp, cho vay tiền nhanh.... |
Phát biểu tại Hội nghị sáng 26/12, đại diện Bộ Công an cũng đã chỉ ra thực trạng, cách nhận diện tín dụng đen, các và các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động này.
Đối tượng cho vay tín dụng đen hầu hết là các cá nhân, doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, có hoạt động cho vay trái phép đối với người dân vay tiền, với lãi suất cao. Thủ đoạn cho vay tinh vi, thông qua hình thức từ phát tờ rơi, treo áp phích nơi công cộng (trên cây, bờ tường, cột điện, tủ điện,… dọc theo các tuyến đường, ngõ hẻm) đến sử dụng mạng xã hội hoặc núp bóng dưới hình thức cửa hàng cầm đồ, công ty tư vấn đầu tư, dịch vụ tài chính … với những quảng cáo “kết nối khách hàng - ngân hàng”, hỗ trợ vay vốn, cho vay tiêu dùng, hình thức cho vay không cần thế chấp hoặc chỉ cần cầm giấy tờ xe máy, bằng lái xe, thẻ sinh viên, ..., thời gian cho vay nhanh, thủ tục vay đơn giản; thường không quy định lãi suất mà tính số tiền lãi phải trả hằng ngày (ví dụ: 1-2 nghìn đ/1 triệu đồng/1 ngày).
Tại buổi giao lưu trực tuyến do báo Công an nhân dân tổ chức cách đây ít ngày, thượng tá Lại Quang Huấn - Phó Trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an từng cho biết:Sau các đợt cao điểm, tấn công trấn áp tội phạm của lực lượng Công an, các băng nhóm, đối tượng hình sự hiện nay không còn hoạt động công khai, mà chuyển sang hoạt động kín đáo, thủ đoạn che giấu hành vi phạm tội tinh vi hơn.
Các đối tượng cho vay lãi nặng thành lập các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ (tiệm cầm đồ), các công ty cho vay tài chính. Khi bị Công an các địa phương tập trung tấn công, trấn áp (nhất là tại các địa bàn phía Nam, Tây Nguyên, các địa bàn giáp ranh phức tạp, có nhiều khu công nghiệp…), các băng nhóm, đối tượng hoạt động “tín dụng đen”, đòi nợ thuê dạt ra các vùng ven, chuyển sang hoạt động không có cơ sở, địa điểm cụ thể mà biến tướng theo dạng câu kết với nhau hoạt động lưu động ở nhiều địa bàn, tỉnh thành khác nhau gây khó khăn cho cơ quan Công an trong việc điều tra, xác minh và xử lý.
Được biết, Bộ Công an hiện đang triển khai kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này, trong đó tập trung tổng rà soát các tiệm cầm đồ, công ty cho vay tài chính (có phép và không phép) để từ đó phân công, phân cấp quản lý, đấu tranh, phối hợp với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các địa phương, các sở, ngành có liên quan để tiến hành kiểm tra, xử lý, thu hồi giấy phép hoạt động các cơ sở vi phạm.”
Trường hợp bị các đối tượng thuộc nơi cho vay tín dụng đen đe dọa, cơ quan công an đề nghị người bị hại có thể đến ngay cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc trình báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú. Khi trình báo, cơ quan Công an sẽ có trách nhiệm hướng dẫn bạn viết đơn, làm các thủ tục theo quy định, hướng dẫn cách xử lý các tình huống tiếp theo. Đường dây nóng 24/24h của lực lượng Công an là 113, hoàn toàn miễn phí cước liên lạc.
Về giải pháp “chống tin dụng đen” từ ngành ngân hàng, NHNN cho biết đã ban hành quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN), nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen (cho vay nặng lãi) ở các địa bàn này. Đến nay, toàn hệ thống TCTD có 27 tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính) với dư nợ đạt trên 131 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay phục vụ đời sống (tiêu dùng) đạt trên 90 nghìn tỷ đồng; Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các TCTD , đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn mở rộng khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ ngân hàng. .Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiếp tục nghiên cứu cải cách, đơn giản hóa thủ tục cho vay, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp từng đối tượng khách hàng; công khai, minh bạch các mức lãi suất, phí cho vay. |
4 năm có hơn 7.600 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen
Tín dụng đen hiện chưa có một khái niệm rõ ràng nhưng hoạt động này đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng trên nhiều mặt. |
Kiện công ty đòi nợ thuê vì tạt sơn, xịt mắm tôm?
Tòa bác yêu cầu khởi kiện vì cho rằng nguyên đơn không có căn cứ chứng minh bị đơn xâm phạm danh dự, uy tín, ... |
Khốn đốn vì vay tiền ‘tín dụng đen’
Nhận thấy việc vay tiền dễ dàng vì chỉ cần CMND và sổ hộ khẩu, nhiều người dân đã vay tiền của “tín dụng đen”. ... |
'Bóng ma' tín dụng đen dịp Tết - Kỳ 1: Vòi bạch tuộc với cả ngàn giác hút
Tín dụng đen như một con bạch tuộc ma khổng lồ, vươn vòi đến mọi ngõ ngách, bóp nghẹt nạn nhân bằng cả ngàn giác ... |
Triệu tập nhóm người trong 3 tháng cho hơn 1000 lượt người vay 'tín dụng đen' thu lãi hơn 1 tỉ đồng
Nhóm người cho vay "tín dụng đen" khai nhận chỉ trong vòng 3,5 tháng nhóm đã cho hơn 1.000 lượt người dân vay nặng lãi ... |