Đề xuất tách khâu GPMB thành dự án riêng, triển khai song song hoặc trước dự án đầu tư

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đã đề xuất cho phép được lập dự án giải phóng mặt bằng độc lập song song hoặc trước dự án đầu tư để có sự chủ động, rút ngắn thời gian đầu tư.

Nhiều dự án chậm tiến độ do khó khăn ở khâu GPMB. (Ảnh minh hoạ: Hoàng Huy).

Chiều nay 21/6, Quốc hội khóa XV tiếp tục họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Tại buổi làm việc, Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội góp ý, việc đền bù, giải tỏa mặt bằng khi thu hồi đất để thực hiện dự án cần tìm ra phương án hữu hiệu đối với vấn đề này và cần nâng cao sự vào cuộc của chính quyền địa phương.

Từ thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án rất hay gặp vướng mắc là do phần lớn không thỏa thuận được. Thậm chí, có trường hợp người dân không cho gặp để thỏa thuận. Điều này dẫn đến chậm trễ trong việc triển khai dự án.

Vì lý do này mà nhiều huyện hàng chục năm chỉ thực hiện được việc tự thỏa thuận được một vài dự án, còn phần lớn là chưa xong hoặc phải bỏ dự án. 

Với tình hình trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Chính phủ, Ban soạn thảo suy nghĩ để tìm cách tháo gỡ vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cử tri và doanh nghiệp trong cả nước. 

Đối với các dự án thuộc nhóm tự thỏa thuận, nếu đạt từ thỏa thuận được từ 70% trở lên và thời gian đã chậm gấp 2 lần so với thời gian mà cấp có thẩm quyền cho phép thì chính quyền phải vào cuộc để thực hiện việc giải tỏa và giá đất chỉ bằng giá quy định của Nhà nước cho đất ở khu vực đó.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung. (Ảnh: Quốc hội).

Để giải quyết vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đã đề xuất cho phép được lập dự án giải phóng mặt bằng độc lập song song hoặc trước dự án đầu tư để có sự chủ động, rút ngắn thời gian đầu tư.

Theo quy định hiện nay, diện tích đất cần thu hồi phải chuyển mục đích sử dụng. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy có hình thức đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông dựa trên sự thỏa thuận giữa người có quyền sử dụng đất với nhà đầu tư, không cần chuyển mục đích sử dụng đất.  

Do đó, Đại biểu Dung đề nghị nghiên cứu quy định trong luật đối với một số dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông nhất định, có thể sử dụng hình thức góp vốn bằng toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng đất mà không phải chuyển mục đích sử dụng đất.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.