Đếm xe BOT Cai Lậy nhưng không công bố: Đừng né tránh...

Gốc vấn đề ở dự án BOT Cai Lậy là do cơ quan quản lý né tránh, cái gốc vấn đề là đặt trạm thu phí BOT đó không phù hợp.

Vị trí đặt BOT sai, sao lại đếm xe?

Xoay quanh những lùm xùm về trạm thu phí BOT Cai Lậy, chia sẻ với Đất Việt, ngày 14/12, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi - Trưởng Khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm TPHCM cho biết: "Từ vấn đề nổi cộm ở BOT Cai Lậy, chúng ta phải thức tỉnh về đầu tư BOT, đừng lạm dụng hình thức đầu tư này.

Bởi vì, các tuyến đường hiện nay đụng tới đâu cũng BOT, kết luận về mặt lý thuyết kinh tế học là BOT gây tổn thất xã hội, do chúng ta đã từng buông lỏng nên giờ phải xử lý, cần có chiến lược xử lý cho đúng.

Như vừa qua, Tổng cục đường bộ tiến hành đếm xe đi qua trạm, ngay cả giải pháp giảm lệ phí qua đường chỉ là chữa cháy chứ không giải quyết gốc vấn đề. Vấn đề không phải bao nhiêu tiền mà là đặt trạm BOT không phù hợp, nên việc đếm xe là vô nghĩa.

Gốc vấn đề ở đây là do cơ quan quản lý né tránh, cái gốc vấn đề là đặt trạm thu phí BOT đó không phù hợp.

dem xe bot cai lay nhung khong cong bo dung ne tranh
Vấn đề mấu chốt là tram thu phí BOT đặt ở đâu

Giải pháp với BOT Cai Lậy, theo cá nhân tôi là gỡ bỏ, vì nếu anh tiền hành sửa đường, sửa quốc lộ, đáng lẽ ra phải dán bảng xin lỗi chúng tôi đang sửa đường xin mời quý vị đi qua đường tránh, trong khi, lại bắt đi đường tránh mà thu phí thì không ai đi.

Đừng ngồi giải quyết phần ngọn, bao nhiêu xe, thu bao nhiêu? Đó là sự tắc trách, quan trọng là dỡ bỏ rồi sau đó sửa quốc lộ cho xe chạy lại bình thường, còn thông xe QL1, tới đó cứ đặt biển, tài xế được lựa chọn, nếu thích đi đường tránh thì đi, không chạy thẳng đường QL1, nhanh hơn tiện hơn thì chịu mất phí, vì phải có sự lựa chọn".

Bên cạnh đó, theo ông Ngãi, từ dự án BOT Cai Lậy dẫn đến hiệu ứng nào là Biên Hòa- Đồng Nai, QL5..., nên cần xem lại hết các trạm BOT, chỗ nào không ổn thì nhà nước bỏ ngân sách ra mua lại BOT, gửi trạm.

Vừa rồi tôi thấy Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đưa ra phương án hay, tôi ủng hộ cách làm đó, như đề nghị làm đường 743 Bình Dương sẽ đem ngân sách ra mua lại, mở luôn chứ không thu phí, đó là phương án tốt, còn cứ để tràn lan sẽ dễ bị lạm dụng.

Phải đưa ra giải pháp, có lập luận về mặt kinh tế, lý luận, lý thuyết chặt chẽ, đưa ra cách giải quyết đúng, không lòng vòng lung tung, hiện nay chúng ta đang lúng túng.

Còn vấn đề không công bố điều tra là việc của họ, không bắt buộc phải công bố, còn nếu xử lý sai, phương án giải quyết sai thì tiếp tục bị phản đối.

Mặt khác, đừng giải quyết cái ngọn hãy giải quyết cái gốc vấn đề, chứ không phải ngồi đếm xe rồi xác định giá, tính lại chi phí thu bao nhiêu, tôi cho rằng sẽ gặp rắc rối, không xử lý được, không thể chặn lại thu tiền để sửa đường, tôi thấy cứ né tránh vấn đề gốc, rồi đi tìm giải pháp giảm chi phí.

20km 2 trạm thu phí

Đề xuất phương án xử lý cho BOT Cai Lậy, ông Ngãi chỉ rõ: "Một là, nhà nước phải bỏ tiền ra mua lại, nếu không mua lại được thì tháo bỏ trạm thu phí, tích cực làm nhanh đường QL1, sau khi làm xong thì xe đến ngã ba có quyền lựa chọn đi quốc lộ hoặc qua đường tránh.

Khi qua đường tránh thì chấp nhận thu phí, nhưng với điều kiện khi đường này thuận lợi hơn, nhưng theo dự báo của tôi là không ai đi qua mà đi thẳng quốc lộ, nên tiến tới trạm thu phí đó sẽ phá sản.

Coi như trở thành một con đường công của nhà nước cho người dân đi, không có nhà đầu tư nào ở đây, nếu làm như này dân sẽ ủng hộ trong lặng im.

Nhà đầu tư sửa đường quốc lộ thì nhiệm vụ của anh là làm đường tránh để người ta đi vòng, chưa kể xin lỗi vì làm phiền, đi đường xa hơn, tốn kém hơn, mà chặn thu phí đường tránh? Còn nếu làm một con đường mới hoàn toàn, rất tốt thì cho người tài xế đến đó lựa chọn tuyến đường nhanh gọn hơn, tiết kiệm thời gian nguyên liệu thì họ vẫn chấp nhận đóng phí.

Hai là, từ nay đến ngày sửa xong Quốc lộ 1 thì phải xả trạm BOT Cai Lậy, khi nào làm xong rồi thì chặn đóng lại, ai đi thì trả tiền, còn không đi thì thôi, nhưng với phương án này thì không ai đi đường tránh, nên giải quyết tốt nhất là nhà nước mua lại, cho dân đi tự do trên đường tránh".

Cũng theo vị chuyên gia trên, bây giờ phải coi lại, ai cấp BOT, đồng ý cho BOT thì truy trách nhiệm.

Bài học ở đây là hạn chế BOT tối đa, chứ không phải phát triển BOT đến mức tối đa, vốn ngân sách phải dành một phần phát triển giao thông, gây tổn thất xã hội, gây luồng phản ứng quá mạnh mẽ về BOT.

Phải xem xét lại tổng thể các dự án BOT, chỗ nào thực sự cần thiết thì để, chỗ nào nhà nước mua lại được trả tiền được thì trả lại, dỡ trạm. Từ nay về sau cấp giấy phép cho BOT cần đo lường hết sức kỹ, không phải đụng đâu làm đó.

"Vốn ngân sách chúng ta không có, huy động tư nhân vào một phần nào đó, chứ không phải dựa hẳn vào, tôi cũng đi nhiều nước trên thế giới, họ cũng có trạm thu phí, cũng có BOT, nhưng rất ít chứ không tràn lan như Việt Nam.

Trong khi tại TPHCM đi ra ngã ba Vũng Tàu, gặp 2 trạm thu phí, mà chỉ có hơn 20km mà 2 trạm thu phí thì quá vô lý, gây tổn thất xã hội. Nhiều trạm thu phí sẽ hạn chế giao thông, hạn chế đi lại, gây tổn thất xã hội", ông Ngãi chỉ rõ.

dem xe bot cai lay nhung khong cong bo dung ne tranh Dự báo thời tiết hôm nay 16/12: Rét đỉnh điểm, miền Bắc khả năng xuất hiện băng giá

Do nằm sâu trong khối không khí lạnh, ở Bắc Bộ nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng trong đợt rét này giảm xuống ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.