Đền bù tàu vỏ thép hư hỏng: Tỉnh ra tối hậu thư cuối cùng

“Chậm nhất đến ngày 28/2/2018, hai cơ sở đóng tàu phải hoàn thành việc đền bù thiệt hại cho 19 chủ tàu cá bị hư hỏng nằm bờ…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu yêu cầu.

Chiều qua (29/12), UBND tỉnh Bình Định cùng các sở, ban ngành liên quan, lãnh đạo 2 công ty đóng tàu: Công ty TNHH Đại Nguyên Dương và Công ty TNHH MTV Nam Triệu và 19 chủ tàu cùng ngồi lại để chốt thời hạn khắc phục, sửa chữa tàu vỏ thép hư hỏng. Đồng thời, thống nhất phương án đền bù thiệt hại cho ngư dân trong thời gian tàu hư hỏng nằm bờ sửa chữa.

den bu tau vo thep hu hong tinh ra toi hau thu cuoi cung

Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ra tối hậu thư cho 2 cơ sở đóng tàu làm ăn "gian dối"

Theo ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, tổng thiệt hại từ 19 tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ tại Công ty TNHH Đại Nguyên Dương và Công ty TNHH MTV Nam Triệu hơn 45,6 tỷ đồng. Trong đó, Cty Nam Triệu có 14 tàu với số tiền yêu cầu đền bù và hỗ trợ là hơn 36,5 tỷ đồng, Cty Đại Nguyên Dương có 5 tàu với số tiền là hơn 9 tỷ đồng.

Chủ trì buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu một lần nữa khẳng định việc nhiều tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/NĐ - CP bị hư hỏng thì lỗi đầu tiên thuộc về các cơ sở đóng tàu.

Ông Châu đánh giá: “Tuy việc khắc phục, sửa chữa của 2 cơ sở đóng tàu đã quá thời hạn theo quy định. Nhưng đến thời điểm này, việc khắc phục, sửa chữa tàu đã tương đối hoàn chỉnh so với yêu cầu. Thế nhưng, việc đền bù và hỗ trợ cho các chủ tàu thì chưa làm tốt, gây bức xúc cho ngư dân”.

den bu tau vo thep hu hong tinh ra toi hau thu cuoi cung

Ngư dân bức xúc về việc 2 cơ sở đóng tàu chậm sửa chữa và đền bù thiệt hại cho họ

Ông Châu cũng mong muốn các chủ tàu cần xem xét, tính toán lại. Phần thiệt hại nào mà nguyên nhân chính do cơ sở đóng tàu gây ra, thì cái đó yêu cầu công ty đền bù theo luật. Còn các chủ tàu cũng không nên lợi dụng việc hư hỏng để đòi hỏi quá.

“Đến thời điểm này, Công ty Nam Triệu đã làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh và ngư dân để xem xét phương án đền bù, hỗ trợ cho ngư dân. Riêng Cty Đại Nguyên Dương thì có công văn đề nghị không đền bù cho ngư dân vì một số khó khăn và làm đúng luật”, ông Châu nói.

Trong khi đó, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Bình Định kiến nghị một số đề xuất mà các chủ tàu đưa ra cần phải xem xét lại như: Lỗ tổn phí chuyến biển, phí hư hỏng thủy sản, phí thuê thuyền viên; phí hao mòn tài sản, phí hỗ trợ nhiên liệu theo QĐ 48, thì tàu có đi đánh bắt trên biển mới hỗ trợ… đề nghị bà con xem lại làm sao cho “có tình có lý”.

den bu tau vo thep hu hong tinh ra toi hau thu cuoi cung

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (Bình Định) yêu cầu công ty đóng tàu phải làm việc rõ ràng với các chủ tàu để sớm đền bù thiệt hại cho ngư dân

Ngư dân Lê Văn Thãi, chủ tàu BĐ 99016 TS đóng tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu đề nghị đền bù và hỗ trợ với tổng số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Ông Thãi chấp nhận bỏ đề xuất hỗ trợ nhiên liệu theo Nghị định 48 vì tàu không đi biển. Tuy nhiên, các khoản khác ông Thãi yêu cầu xem xét hỗ trợ.

Trong khi đó, ngư dân Trương Hoài Khánh, chủ tàu vỏ thép BĐ 99279 TS cho rằng, nếu tàu không bị hư hỏng đi đánh bắt vừa đem lại lợi nhuận kinh tế cho gia đình vừa được nhận hỗ trợ tiền dầu. Thế nhưng, tàu hư hỏng nằm bờ thì vừa thất thu về kinh tế lại mất thêm phần hỗ trợ dầu của nhà nước, ngư dân càng thêm khốn đốn.

Tại buổi làm việc, ông Bùi Hữu Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Triệu nhận khuyết điểm với tỉnh Bình Định, sở ban ngành, đặc biệt là bà con ngư dân. Công ty Nam Triệu đồng ý đền bù và hỗ trợ cho ngư dân trên nguyên tắc các thiệt hại của bà con ngư dân phải chính đáng có cơ sở, có tình có lý.

den bu tau vo thep hu hong tinh ra toi hau thu cuoi cung

Đại diện Công ty TNHH MTV Nam Triệu nhận khuyết điểm và sẽ có phương án đền bù có tình có lý với ngư dân

den bu tau vo thep hu hong tinh ra toi hau thu cuoi cung

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc Đại Nguyên Dương lại "lờ" vấn đề đền bù và đề nghị gặp lại ngư dân để bàn bạc lại

Trái lại, ông Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương cho rằng, giá trị đền bù của 5 con tàu quá lớn nên “phớt lờ” đi vấn đề đền bù và hỗ trợ cho ngư dân. Lập tức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu, hỏi: “Anh có công nhận phải đền bù cho dân chứ?”. Tuy nhiên, ông Nguyên cho rằng phần đền bù chưa cụ thể lắm. “Công ty đề nghị được gặp 5 ngư dân để bàn bạc, cái nào chính đáng sẽ đền bù, phần nào không đúng đề nghị xem lại” ông Nguyên nói.

Chốt lại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Trần Châu đề nghị: “Trong thời gian tới, 2 cơ sở đóng tàu phải thực sự có thiện chí hơn nữa trong vấn đề này. Đối với các chủ tàu, những phần nào mà thiệt hại do các cơ sở đóng tàu gây ra thì mới yêu cầu đền bù thiệt hại đó, cái nào không chính đáng thì không đền bù. Đến ngày 15/1/2018, tất các cơ sở đóng tàu phải hoàn thành sửa chữa và hoàn tất các thủ tục để tàu vươn khơi và đến 28/2, phải hoàn thành đền bù, hỗ trợ cho các chủ tàu.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.