Đi 5 km vẫn đóng phí BOT

Trạm thu phí BOT Quang Đức tại thị xã Buôn Hồ di dời đến Km 1758 đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), người dân chỉ đi khoảng 5km trên đoạn đường này nhưng vẫn phải đóng phí.
di 5 km van dong phi bot
Vị trí đặt trạm mới bắt buộc toàn bộ các phương tiện phải mua phí. (Ảnh: V.L.)

Dân hỏi, cán bộ ... chưa thể trả lời!

Sáng 24/5, tại hội trường UBND xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cùng đại diện Bộ GTVT chủ trì Hội nghị tham vấn ý kiến của người dân về việc di chuyển trạm thu phí BOT Quang Đức đến km 1758. Hội nghị có khoảng 100 người dân đến dự.

Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Tuấn Hà nói: “Việc di dời trạm BOT Quang Đức đã được HĐND, UBND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đồng ý.

Việc tổ chức hội nghị hôm nay rất thoải mái, mong cộng đồng góp ý, nói lên tiếng nói của mình về việc đồng ý hay không dời trạm. Nếu trách nhiệm vượt thẩm quyền, tỉnh sẽ báo cáo lên cấp trên để được giải quyết”.

Đại diện chủ đầu tư là Công ty Cổ phần BOT Quang Đức (có trụ sở tại tỉnh Gia Lai) cho rằng việc di dời trạm BOT là cần thiết, vì điểm đặt trạm cũ tại khu đông dân cư tiềm ẩn mất an toàn giao thông.

Đặt trạm ở điểm mới sẽ không gây ô nhiễm môi trường, loại bỏ tác động tiêu cực trong việc di chuyển của người dân, tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân và doanh nghiệp…

Nhiều người dân đến từ các xã Cuôr Đăng, Ea Đrơng (huyện Cư M’gar), xã Cư Bao, phường Bình Tân (thị xã Buôn Hồ)… nêu ý kiến của mình. Ông Nguyên Tấn Ưa (tổ phố 4, phường Bình Tân) chất vấn:

“Gia đình ông cùng với nhiều hộ khác ở gần trạm BOT mấy năm nay đi qua trạm BOT tại thị xã Buôn Hồ, nhưng không được miễn giảm.

Trong khi, một số nơi khác người dân sống gần trạm BOT lại được miễn phí cho các phương tiện. Vậy khi di dời đến trạm mới, phía BOT Quang Đức có trả lại các khoản tiền miễn giảm còn nợ dân hay không?”.

Ông Lê Văn Đông (trú tại thôn An Phú, xã Ea Đrơng) tán thành việc di chuyển trạm BOT Quang Đức, tuy nhiên ông Đông cũng đặt câu hỏi:

Trong bán kính rộng bao nhiêu thì được miễn, giảm phí khi qua trạm? Vì người dân di chuyển một đoạn ngắn BOT có 5km mà mất phí quá nhiều. Đoạn còn lại dân đi trên đường do Nhà nước đầu tư.

“Đoạn đường tránh làm gần xong, nhưng chúng tôi vẫn chưa được đền bù thỏa đáng. Nếu lãnh đạo Bộ GTVT, UBND tỉnh Đắk Lắk trả lời ngay cho chúng tôi, có được miễn hay giảm khi đi qua trạm BOT mới thì chúng tôi mới trả lời được đồng ý hay không?”, ông Đông nói.

Ông Thái Văn Nhàn nêu nghịch lý: “Chúng tôi đi đón con, hay đi ăn cỗ cách vài cây số, cả đi và về mất 70 nghìn. Nhiều người có người nhà bị đau ốm bệnh tật, thường xuyên đi viện nhưng chỉ đi vài trăm mét mà mất tiền.

Mỗi ngày vài chục nghìn, thậm chí đến vài trăm nghìn là vô lý. Việc dời trạm BOT tác động lớn đến cuộc sống của người dân. Do vậy, chúng tôi đề nghị ngoài việc đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, nhà nước, còn phải đảm bảo lợi ích cho người dân ”.

Đại diện Bộ GTVT và lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk thừa nhận, nguyện vọng của bà con là chính đáng, nhưng những người chủ trì hội nghị này vẫn chưa trả lời được với người dân là sẽ miễn hay giảm phí cho người dân sống gần trạm.

Kết thúc hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Hà đề nghị người dân biểu quyết phương án đồng ý hay không đồng ý? Đa phần người dân tán thành, dù các quyền lợi của họ chưa được lãnh đạo có thẩm quyền trả lời dứt điểm.

Chuyển trạm sẽ lợi cho ai ?

Theo kế hoạch, cuối năm nay trạm BOT Quang Đức được đưa đến địa điểm đoạn đường tránh xã Cuôr Đăng.

Một số ý kiến cho rằng nếu đặt trạm ở đây là không hợp lý, bởi các tuyến xe di chuyển vào tuyến đường tránh, không đi trên đường của Công ty Cổ phần BOT Quang Đức đã đầu tư, nghĩa là chỉ di chuyển khoảng 5 km trên đường BOT mà vẫn phải mua phí BOT.

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến tránh phía Tây thị xã Buôn Hồ đến địa phận xã Cuôr Đăng (huyện Cư M’gar) có chiều dài khoảng 26 km, với tổng mức đầu tư trên 574 tỉ đồng bằng trái phiếu Chính phủ.

Con đường này khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho người dân di chuyển thuận lợi hơn, giảm mật độ giao thông cho thị xã Buôn Hồ và một số vùng lân cận.

Tuy nhiên, khi tuyến đường tránh hoàn thành, các phương tiện tải trọng lớn sẽ không đi vào thị xã Buôn Hồ, không di chuyển qua trạm BOT Quang Đức tại Km 1747. Vì thế HĐND, UBND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đồng ý cho di dời trạm BOT Quang Đức về Km 1758+085.

Như vậy, nếu di chuyển từ TP Buôn Ma Thuột đi Gia Lai, các phương tiện chỉ đi khoảng 5km nhưng đều phải mua phí.

Việc đặt trạm trên Quốc lộ 14, cách tuyến đường tránh chỉ hơn 100 mét, tất cả các phương tiện đều bị “đón lõng”, phải mua vé qua trạm BOT Quang Đức.

Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 4 (đoạn Km1738+148 ÷ Km1763+610) đoạn qua tỉnh Đắk Lắk theo hình thức hợp đồng BOT, do liên danh Công ty kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Quang Đức, Công ty Cổ phần Đông Hưng Gia Lai, Công ty Cổ phần thủy điện Sê San 4A cùng góp vốn, tổng mức đầu tư 836 tỉ đồng.

Dự án được phép thu phí từ ngày 10/11/2015 với thời gian dự kiến thu 15 năm. Đến ngày 1/11/2017, Bộ GTVT đồng ý để trạm BOT Quang Đức giảm giá vé từ 6% đến 14% nhưng cho tăng thời gian thu phí hoàn vốn lên 16 năm.

di 5 km van dong phi bot Thu phí chuyển thành 'thu giá' BOT: 'Có căn cứ pháp luật'

Luật sư Nguyễn Thanh Hà nhận định việc chuyển đổi tên từ thu phí thành thu giá BOT là có căn cứ pháp luật.

di 5 km van dong phi bot 'Thu giá' BOT: Để doanh nghiệp BOT 'tự định giá' thì quá nguy hiểm!

Sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể về thu giá BOT. Chuyên gia kinh tế, ông Nguyễn Xuân Thành (Đại học ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.