Nhiều đối tác tài xế hai bánh của ứng dụng gọi xe công nghệ Grab cho hay trên hành trình chở khách, giao nhận thức ăn, hàng hóa mỗi ngày, họ bất ngờ gặp phải những tai nạn "từ trên trời rơi xuống".
Đầu quân cho Grab được nửa năm, đối tác tài xế Nguyễn Văn Thận (quận Bình Thạnh, TP HCM), cho biết việc gặp phải tai nạn trên đường với anh và những tài xế xe công nghệ là chuyện… như cơm bữa.
"Ngày trước chưa đi làm, thời gian chạy xe ngoài đường của tôi ít hơn. Bây giờ thì ngày nào cũng chạy, chạy từ quận này qua quận khác nên các tình huống tai nạn gặp phải cũng nhiều hơn. Nạn nhân trong các vụ này thường là người đi đường, nhưng không ít trường hợp là anh em tài xế khác", anh Thận nói.
Đối tác tài xế hai bánh của Grab hào hứng thực hành các kĩ năng sơ cứu ban đầu. (Ảnh: Phúc Huy).
Dù muốn giúp đỡ các nạn nhân hoặc tự cứu mình trong các vụ tai nạn, nhưng đối tác tài xế này cho hay anh không thể hỗ trợ được nhiều do không có kĩ năng về sơ cấp cứu ban đầu.
Tương tự, nhiều tài xế xe công nghệ khác cũng cho biết trên hành trình di chuyển mỗi ngày, họ gặp nhiều nhất các trường hợp xây xát tay, chân do va chạm giao thông. Nhiều trường hợp khác liên quan đến ngất xỉu hoặc gãy tay, gãy chân.
Theo các tài xế, dù rất muốn hỗ trợ những người bị nạn nhưng hầu như đều khá e ngại do chưa được trang bị kiến thức, kĩ năng sơ cứu vết thương tại chỗ cho nạn nhân.
Mới đây, ứng dụng gọi xe công nghệ Grab đã bắt đầu mở các lớp đào tạo miễn phí về kĩ năng sơ cấp cứu dành cho đối tác tài xế hai bánh tại TP HCM. Xuất phát từ nhu cầu xử lí các trường hợp bất ngờ gặp phải trên đường của chính các tài xế, nên số lượng đối tác của hãng tự nguyện tham gia khóa học khá đông.
Nhiều đối tác tài xế cho hay kiến thức và kĩ năng như phương pháp sơ cứu người bị ngất, bị thương vùng mềm như tay, chân… rất có ích với họ. Đây đều là những trường hợp tài xế xe công nghệ thường gặp nhất trên đường.
Từ chỗ chưa biết về sơ cấp cứu ban đầu, các đối tác tài xế hai bánh của Grab đã tự tin hơn trong việc xử lí các tai nạn bất ngờ gặp phải trên đường.
Đại diện Grab cho hay khóa đào tạo kĩ năng sơ cấp cứu miễn phí này là một trong những hành động thể hiện sự quan tâm, xem sự an toàn của đối tác tài xế và hành khách là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ngoài việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích, an toàn, tiết kiệm, Grab cũng quan tâm nhiều đến các đối tác tài xế của hãng.
Kĩ năng sơ cấp cứu rất cần thiết cho đối tác tài xế xe công nghệ do họ phải di chuyển hàng ngày trên đường. (Ảnh: Phúc Huy).
Sau TP HCM, ứng dụng gọi xe công nghệ này dự định tổ chức các buổi chia sẻ về sơ cứu ban đầu và chăm sóc khẩn cấp, cho các đối tác tài xế hai bánh tại Hà Nội.
Giám đốc Grab Việt Nam - ông Jerry Lim, chia sẻ: "Khóa đào tạo này không chỉ trang bị cho đối tác tài xế kiến thức sơ cứu cơ bản để hỗ trợ bản thân và khách hàng khi gặp những tai nạn ngoài ý muốn, mà còn góp phần tăng cường sự an toàn của chính đối tác tài xế và khách hàng khi di chuyển cùng Grab".
Theo bà Trang Jena Nguyễn - Đồng sáng lập Doanh nghiệp xã hội SSVN Survival Skills Co., đơn vị rất vinh dự khi được hợp tác với các doanh nghiệp để tổ chức khóa đào tạo kĩ năng sơ cấp cứu cho nhân viên của họ. Bà cũng bày tỏ sự bất ngờ khi Grab quan tâm đặc biệt đến các đối tác tài xế.
"Chúng tôi rất cảm kích Grab sẵn lòng đồng hành lên kế hoạch và tổ chức các buổi hướng dẫn sơ cấp cứu và chăm sóc khẩn cấp miễn phí cho đối tác tài xế. Các kiến thức và kĩ năng này vô cùng cần thiết, hữu ích và thiết thực, đặt biệt với các anh chị tài xế luôn phải di chuyển trên đường mỗi ngày. Qua đó, có thể thấy sự an toàn của hành khách và đối tác tài xế là vấn đề Grab đặt lên hàng đầu", bà Trang Jena Nguyễn, chia sẻ.