Diễn đàn Nông nghiệp mùa xuân 2018: Đổi mới chuỗi cung ứng nhằm tăng cường hiệu quả nền nông nghiệp

Diễn đàn Nông nghiệp mùa xuân 2018 đã diễn ra vào ngày 24/4/2018 với chủ đề “Đổi mới chuỗi cung ứng nhằm tăng cường hiệu quả nền nông nghiệp Việc Nam”. Sự kiện hội thảo được nhiều người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông nghiệp quan tâm theo dõi.
 
dien dan nong nghiep mua xuan 2018 doi moi chuoi cung ung nham tang cuong hieu qua nen nong nghiep
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Diễn đàn Nông nghiệp mùa xuân 2018. Ảnh: Xuân Thoán

Với chủ đề về Đổi mới chuỗi cung ứng nhằm tăng cường hiệu quả nền nông nghiệp Việt Nam, hội thảo đã đưa ra bàn luận rất nhiều vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị nông sản như: công tác vận hành, quản lý chuỗi giá trị nông sản, làm thế nào để hình thành nên chuỗi giá trị nông sản và đề xuất hướng đổi mới để tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Chuỗi giá trị nông sản là một tập hợp khép kín các thành phần tham gia gồm: Đầu vào và dịch vụ; hệ thống sản xuất; công tác sau thu hoạch; việc chế biến, bao bì; công đoạn phân phối, bán lẻ; cuối cùng là người tiêu dùng. Đứng đầu chuỗi là bộ phận quản lý, điều phối sao cho các thành phần bên trên kết nối, giao tiếp và trao đổi thông tin, sản phẩm thành công với nhau.

Với mô hình chuỗi giá trị này, người tiêu dùng, nhà sản xuất và các bộ phận khác cùng nằm trong một tổng thể. Do đó, công việc trao đổi thông tin, phản hồi thông tin giữa nhà sản xuất, người tiêu dùng, người bán lẻ, người chế biến,... luôn được nhanh chóng, kịp thời và minh bạch. Hiện nay, ở nước ta một số mô hình áp dụng thành công chuỗi giá trị nông sản hiệu quả gồm: Hợp tác xã rau Anh Đào (Đà Lạt), hợp tác xã rau Mộc Châu (Sơn La), Vineco, TH Milk, các chuỗi được hỗ trợ bởi IFAD, các chuỗi hữu cơ PGS và 64 chuỗi sản phẩm chỉ dẫn địa lý.

Việc áp dụng mô hình quản lý chuỗi giá trị nông sản sẽ từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế do tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng khâu.

Tuy nhiên, khái niệm về chuỗi giá trị nông sản ở nước ta hiện nay còn khá mới mẻ. Do đó, chưa được áp dụng rộng rãi. Ngoài ra, việc đòi hỏi cần phải có đủ các bên tham gia như: bộ phận chế biến, bao bì, sau thu hoạch, công đoạn phân phối, bán lẻ khiến cho những hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ lẻ không thể áp dụng được. Bắt buộc phải hình thành hợp tác xã mới có thể áp dụng mô hình chuỗi giá trị nông sản này.

Để đổi mới và phát triển chuỗi giá trị nông sản, theo Tiến sĩ Đào Thế Anh, thành viên Liên minh Nông nghiệp, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết: để phát triển chuỗi giá trị nông sản, cần áp dụng công nghệ quản trị hiện đại vào quản lý truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi; xây dựng liên kết giữa các Viện - Trường - Doanh nghiệp để nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản trị, sản xuất nông nghiệp; xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, hệ thống thương hiệu và dịch vụ, chứng nhận chất lượng, ATTP cho nông sản; đẩy mạnh quan hệ hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp và các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản,....

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Khu đô thị tại Quảng Bình có thể sáng sủa vào 2025, dự án Cồn Tiến còn vướng 1 hộ dân
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.