Điều gì sẽ xảy ra với thân thể người hiến xác cho nghiên cứu khoa học?

Hiến tạng cho mục đích y khoa, đặc biệt là nghiên cứu giải phẫu, đã được thực hiện suốt 200 năm qua. Song, cới tiến bộ của công nghệ in 3D, những mẫu minh hoạ nhìn y như thật và hàng nghìn video hướng dẫn miễn phí trên You Tube, nhiều người tự hỏi việc hiến xác có còn cần thiết và điều gì sẽ xảy ra với thân thể người hiến tặng?
dieu gi se xay ra voi than the nguoi hien xac cho nghien cuu khoa hoc
Các mô hình giải phẫu não phục vụ nghiên cứu hiến xác người tại trường Đại học Y khoa ANU. Ảnh: Supplied

Bác sỹ Riccardo Natoli đang là Điều phối viên của chương trình hiến xác tại trường Đại học Y thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU). Ông cho biết: “Khi một người qua đời, chúng tôi sẽ kiểm tra xem cơ thể họ có thể sử dụng được không. Nếu người hiến xác bị béo phì, suy dinh dưỡng, vàng da, ung thư dạ dày hay mới trải qua hoá trị, thân thể của họ thường không được chấp nhận”.

Phần cơ thể được đưa đến nơi tiếp nhận trong vòng 48h sau khi người hiến xác qua đời. Khi xử lý một cơ thể, việc lấy nội tạng cứu sống các bệnh nhân khác luôn là ưu tiên hàng đầu. Ưu tiên tiếp theo là dành cho việc lấy mô phục vụ điều trị. Sau cùng mới là dành toàn bộ cơ thể cho nghiên cứu giải phẫu. Dựa vào các phân tích, chuyen gia y tế sẽ nhanh chóng xác định đâu là phương án tối ưu.

Nếu được chấp nhận, cơ thể người hiến xác sẽ được tắm rửa và cạo lông sạch sẽ trước khi bước vào quá trình ướp xác.

“Quá trình ướp xác giúp giữ gìn cơ thể được lâu hơn”, trang news.com.au dẫn lời bác sỹ Natoli. Theo đó, khoảng 20-30l hoá chất ướp xác sẽ bơm vào cơ thể thông qua tĩnh mạch.

“Việc bơm hoá chất thường hoàn tất sau 6-9 tháng”, Hannah Lewis, một kỹ thuật viên tại Đại học Y ANU, lý giải. “Việc mổ xác cũng rất mất thời gian, thường kéo dài từ 1-3 tháng.”

dieu gi se xay ra voi than the nguoi hien xac cho nghien cuu khoa hoc
Bác sỹ Riccardo Natoli hiện đang là Điều phối viên của chương trình hiến xác tại trường Đại học Y thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU). Ảnh: Supplied

Đại học Y nơi cả Lewis và bác sỹ Natoli làm việc hiện có khả năng tiếp nhận và bảo quản 16 cơ thể người. Kỹ thuật viên Lewis cho biết mỗi cơ thể sẽ được giữ đông đá tối thiểu 6 năm và tối đa là vô hạn.

Theo bác sỹ Natoli, sau khi mọi nghiên cứu được hoàn tất, trường đại học sẽ thực hiện hoả táng cho người hiến xác.

“Điều này được quy định rõ trong Bộ luật về Cấy ghép nội tạng và Giải phẫu học ban hành năm 1978. Nếu cơ thể của người hiến xác được chôn thẳng xuống đất, những chất hoá học dùng để ướp xác có thể nhiễm ra môi trường gây ô nhiễm. Chúng tôi có một khu vườn riêng dùng để rải tro và ghi nhớ những đóng góp của họ cho khoa học.”

Bên cạnh những mô hình cơ thể người làm từ nhựa do nhà máy sản xuất, Đại học Y ANU còn lưu giữ hộp sọ người thật, một số thậm chí còn mang khiếm khuyết. Lewis tin rằng chính những mẫu xương không hoàn hảo ấy là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò không thể thay thế của việc hiến xác vì khoa học.

dieu gi se xay ra voi than the nguoi hien xac cho nghien cuu khoa hoc
Một số mô hình cơ thể người được sử dụng trong giảng dạy tại Đại học Y ANU. Ảnh: Supplied

“Nói một cách đơn giản, giả sử bạn có một chiếc xe ô tô cần sửa. Một thợ máy chưa từng đụng tay vào máy móc, dù họ đã làm việc với những mô hình máy 3D ảo. Một người thợ khác đã dành cả đời sửa máy thật. Bạn sẽ chọn ai?”

“Việc hiến xác cũng vậy”, Hannah giải thích. “Những mô hình có thể là nguồn tư liệu giảng dạy tuyệt vời, nhưng việc thực hiễn giải phẫu trên cơ thể mới là cách đào tạo giống nhất với một cuộc phẫu thuật thực sự. Sinh viên không có đủ khả năng làm việc với cơ thể người nếu chỉ xem video hay thực hành trên động vật và những mô hình cơ thể người ảo. Kể cả việc thực hành lột vỏ trái cây bằng dao mổ cũng đã giúp sinh viên trở nên khéo léo khi làm phẫu thuật.”

Mọi danh tính của những người hiến xác đều được giữ kín.

“Chúng tôi không sử dụng bất cứ máy tính cá nhân nào để lưu giữ thông tin của người hiến xác. Thay vào đó, hồ sơ của họ được viết trên giấy, cất trong một căn buồng an toàn với 2 lần khoá. Những thân thể mà các sinh viên được tiếp xúc và thực hành chỉ được đánh số ngẫu nhiên, không liên quan đến tên tuổi và thông tin của người hiến xác”, bác s Natoli cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng bật mí rằng phần lớn những người hiến xác tại đây đều từng được đào tạo về giải phẫu. Họ có thể là y tá, bác sỹ, nhà khoa học - những người xem việc hiến xác như một cách để trả ơn.

“Đó cũng là cách duy nhất giúp họ được đào tạo trước đây”, bác sỹ Natoli chia sẻ.

dieu gi se xay ra voi than the nguoi hien xac cho nghien cuu khoa hoc Những tập tục mai táng kỳ quái khắp thế giới
dieu gi se xay ra voi than the nguoi hien xac cho nghien cuu khoa hoc Chuyện cảm động về người mẹ ôm thi thể con gái 11 ngày
chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.