Đổ xô xin ấn đền Trần, mê tín ngày càng nặng?

TS. Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, cho rằng hiện tượng ngày càng nhiều người đổ về đền Trần xin ấn chứng tỏ “mê tín dị đoan ngày càng phát triển”.
do xo xin an den tran me tin ngay cang nang
Chen chân chờ xin ấn đền Trần sau giờ khai ấn

Mặc sự nỗ lực giải thiêng của các nhà chuyên môn, cả nghìn người vẫn đổ về đền Trần xin ấn trong ngày đầu khai ấn. Ông đánh giá thế nào về hiện tượng này?

Đây là hiện tượng tâm lý đặc biệt: Trước kia ấn đền Trần phát ra không phải với ý nghĩa ra làm quan hay có chức vụ, chỉ thể hiện cho giờ và ngày làm việc đầu tiên trong năm. Ấn là biểu tượng làm việc của hành chính, tuy nhiên trong thời kinh tế thị trường nó chuyển biến thành ấn tín để làm quan.

Ông lý giải về hiện tượng này như thế nào?

Có vẻ như một số người đang bị hấp dẫn bởi cái thứ gọi là quyền lực trong thời kinh tế thị trường với suy nghĩ có tài chưa chắc được làm quan. Chính sự bất an, không ổn định, tính may rủi đó đã kích thích họ. Đáng nói ở chỗ, khát khao đó không được họ hun đúc bằng con đường học vấn hay tu dưỡng đạo đức, mà tìm cách đơn giản hơn là lá ấn đền Trần. Biểu hiện này là mê tín dị đoan, không mang tính tâm linh.

Người dân thường có thể không xin ấn để mong làm quan, nhưng họ cũng cầm tiền xoa vào chuông, khánh lẫn đồ thờ để lấy may. Ông có thể giải thích thế nào về hiện tượng này?

Hành động này trong xã hội nguyên thuỷ cũng có, đó chính là ma thuật bắt chước. Điều đó càng chứng tỏ mê tín dị đoan ngày càng phát triển, chứng tỏ sự bất an ngày càng lớn do người ta luôn tin vào sự may rủi.

Ông nghĩ sao về việc nhất định phải nộp tiền mới phát ấn?

Đó chính là biểu hiện mê tín dị đoan, trong xã hội kinh tế thị trường đó cũng là dịch vụ: Một bên cần mua, bên kia bán, và nó chỉ xuất hiện những năm gần đây.

Với số người về xin ấn đông đảo như thế, theo ông có nên tính tới việc thu phí?

Tôi nghĩ cũng còn tuỳ, nếu việc thu phí không phạm luật thì cũng được bởi những người đến xin ấn đề là người có tiền cả. Tuy nhiên việc thu phí vào chùa chiền và các điểm du lịch là hạ sách. Có thể ban đầu các khu du lịch cũng thu phí nhưng sau người ta bỏ dần, họ chuyển sang thu lại từ các dịch vụ khác.

Xin cám ơn ông!

do xo xin an den tran me tin ngay cang nang Dòng người kẹt cứng, chen chân 'vay tiền' ở Đền Bà Chúa Kho đầu năm mới

Với quan niệm “đầu năm đi vay - cuối năm đi trả”, ngay những ngày đầu năm mới, hàng vạn du khách đã đổ về ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.